- Trang chủ
- Top truyện
- Thể loại
- Truyện đã lưu
- Thêm truyện
Hiện tại Admin đang bán một số mẫu nước hoa để có thêm kinh phí phát triển Website, hy vọng được các bạn ủng hộ mua hàng TẠI ĐÂY. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xin cảm ơn rất nhiều!
Anh sống ở Scarborough. Một người nhỏ nhắn, mảnh mai, cao không quá một thước sáu. Tóc đen, mắt đen. Bắt đầu hoa râm hai bên thái dương. Trông không thể quá bốn mươi. Nước da màu cà phê dễ chịu. Mói vào tiết thu mà đã khoác áo choàng mùa đông có mũ chùm lót lông để đi ăn tối. Gương mặt biểu cảm. Nói nhanh, hai tay huơ theo lời. Không chuyện vặt. Đã vào chuyện là kể liền.
Tên tôi là tên một cái bể bơi, cũng là chuyện lạ vì cha mẹ tôi chẳng bơi lội bao giờ. Một trong những người có công chuyện sớm nhất với ba tôi là ông Francis Adirubasamy. Ông trở thành người bạn tốt của gia đình. Tôi gọi ông là Mamaji. Tiếng Tamil, mama nghĩa là bác, còn ji là vĩ đại hay dùng ở Ấn Độ để biểu lộ lòng yêu mến và kính trọng. Khi ông còn trẻ nghĩa là rất lâu trước khi tôi ra đời, Mamaji là quán quân bơi lội của toàn vùng Nam Ấn. Cả đời trông ông lúc nào cũng ra một nhà quán quân. Anh Ravi của tôi có lần bảo rằng khi Mamaji lọt lòng mẹ, ông ấy vẫn đòi tiếp tục thở trong nước đến nỗi bác sĩ, để cứu sống ông, đã phải túm lấy hai chân thằng bé rồi quay tròn trên đầu mình một lúc.
"Như thế này này!" Ravi nói, tay quay tít trên đầu. "Thằng bé ho sặc hết nước ra và bắt đầu thở không khí, nhưng máu thịt nó bị quay dồn hết lên phần trên của cơ thể, nên ngực nó mới đầy thế và chân nó mới khẳng khiu thế".
Tôi tin Ravi. (Anh Ravi là tên trêu người lưỡi nhọn. Lần anh gọi Mamaji là " Ông Cả" ngay vào mặt tôi, tôi đã vứt vỏ chuối vào giường anh.) Ngay ở tuổi sáu mươi, khi Mamaji đã hơi còng và thịt ông đã hơi bị trọng lực kéo xuống dưới, ông vẫn hàng sáng bơi đủ 30 lần chiều dài của bể bơi Aurobindo Ashram (1)
Ông cố dạy cha mẹ tôi bơi, nhưng chẳng bao giờ cha mẹ tiến bộ quá mức lội xuống nước đến đầu gối ở bãi biển và làm các động tác khoát tròn. Nếu cha mẹ tôi đang tập bơi ếch chẳng hạn, thì trông như họ đang đi trong rừng, vừa đi vừa lấy tay vạch cỏ trước mặt. Còn nếu cha mẹ tập bơi sải thì trông như họ đang chạy từ trên đồi xuống và cứ phải vung tay cho khỏi ngã. Anh Ravi thì cũng kém hăng hái chẳng thua gì thế.
Mamaji phải đợi đến khi tôi xuất hiện để có thể có được một môn đệ hăng hái. Ngày tôi đến tuổi bơi lội, tức là lên 7, theo tuyên bố của Mamaji và khiến mẹ tôi phát phiền, ông đem tôi xuống bãi biển, khoát tay về phía chân trời và nói:
"Đây là món quà của ta cho con."
"Rồi ông ấy suýt để con chết đuối". Mẹ tôi bảo vậy.
Tôi vẫn trung thành với thủy sư phụ của mình. Dưới con mắt canh chừng của ông, tôi nằm trên bãi biển, quẫy chân, quạt tay trên cát, đầu quay bên này bên kia để thở theo mỗi động tác. Chắc hẳn trông tôi như một thằng nhóc đang làm mình làm mẩy một cách chậm chạp rất lạ. Dưới nước, ông giữ cho tôi nổi và tôi hết sức bơi. Khó hơn nhiều so với tập trên cạn. Nhưng Mamaji kiên trì và đầy khích lệ.
Khi ông thấy tôi tiến bộ rồi, chúng tôi bắt đầu chấm dứt những cuộc chạy nhảy nô rỡn với những làn sóng xanh biếc sủi bọt của bờ biển và bắt đầu việc luyện tập qui củ (và phải trả tiền) trong cái phẳng phiu nghiêm túc của hồ bơi cư xá.Mỗi tuần ba lần, vào Thứ Hai, Thứ Tư và Thứ Sáu, trong suốt những năm thơ ấu, tôi đã đi với ông đến bể bơi vào sáng sớm và thực hiện một thứ nghi lễ chính xác và đều đặn như một cỗ máy đồng hồ của bài luyện tập bơi sải. Tôi còn nhớ như in hình ảnh sinh động của ông già đáng kính đang bắt đầu khoả thân bên cạnh tôi, cơ thể ông lô ra dần, và cuối cùng chỉ hơi quay đi để giữ thể diện với bộ quần bơi của vận động viên chính cống nhập khẩu đẹp tuyệt. Ông đứng thẳng người trong tư thế sẵn sàng. Hình ảnh ấy thật giản dị và hùng tráng. Học bơi, rồi tập bơi, thật cực nhọc nhưng có niềm khoái lạc sâu xa khi cảm thấy mỗi động tác của ta ngày càng nhẹ nhàng và đưa ta lướt tới nhanh chóng hơn, nhanh hơn nữa, cho tới lúc như mê đi, và khối nước nặng như chì trở thành một chất lỏng nhẹ bổng.
Từ ấy tôi lẻn trở lai biển một mình, một khoái lạc tội lỗi, đáp lại sự mời mọc của những ngọn sóng hùng vĩ ào ạt đổ vào bờ để rồi lại khiêm tốn lăn tăn chạy đến với tôi, những vòng tay dịu dàng choàng lấy thằng bé Ấn Độ tự nguyện đến với chúng.
Món quà tôi tặng Mamaji một dịp sinh nhật, lúc đó chắc tôi mười ba mười bốn tuổi gì đó, là 2 vòng bơi buớm hoàn chỉnh. Tôi đến đích mệt đến nỗi không giơ nổi tay để chào vẫy ông nữa.
Bên cạnh việc bơi lội còn có việc nói về nó nữa. Cha tôi rất thích nói đến bơi. Cha càng không chịu tập bơi bao nhiêu thì càng thích bơi bấy nhiêu. Bơi lội là chuyện xả hơi của ông mỗi khi ko nói chuyện công việc hàng ngày của ông tại vườn thú. Nuớc không có hà mã có vẻ dễ cai quản hơn nhiều so với nước có hà mã.
Mamaji du học Paris hai năm, nhờ có chính sách thực dân. Đó là thời kì đáng nhớ nhất của ông. Dạo ấy là đầu những năm 1930, lúc người Pháp vẫn còn cố đồng hoá Pondichery, cũng như người Anh đang còn cố đồng hoá những vùng còn lại của Ấn Độ. Tôi ko nhớ rõ Mamaji học gì. Hình như có dính dáng đến thương mại. Ông là người kễ chuyện tuyệt vời nhưng lại quên sạch các câu chuyện học hành của mình, cũng chẳng nhớ gì đến tháp Eiffel, cung diện Lourve, hoặc các quán cafe dọc đại lộ Champs Elysees. Tất cả các câu chuyện ông kể đều là về các hồ bơi và các cuộc thi bơi. Ví dụ, có Piscine Deigny (2), bể bơi cổ nhất của kinh thành, có từ năm 1796, là một cái xà lan neo tại bến tàu Orsay và là nơi diễn ra các cuộc tranh tài bơi lội trong thế vận hội Olympics 1990. Nhưng không có kỉ lục nào trong bể bơi này được liên đoàn Bơi lội Quốc tế công nhận vì hồ này dài hơn kích thước tiêu chuẩn 6m. Nước trong bể lấy thẳng từ sông Seine, chẳng lọc mà cũng chẳng sưởi. "Vừa lạnh vừa bẩn," Mamaji kể, " nước ấy đã chảy qua khắp thành phố thành ra rất bẩn. Rồi đám người xuống bơi lại làm cho nó bẩn đến phát khiếp lên được." Với giọng thì thầm đầy âm mưu và đưa ra những chi tiết kinh khủng để chứng minh, ông đảm bảo với tôi là người Pháp có những tiêu chuẩn vệ sinh rất thấp. "Deligny đã bẩn thế rồi, mà bể bơi Royal, một cái nhà tiêu nữa trên sông Seine, lại còn bẩn hơn. Dù sao thì ở Deligny người ta cũng chịu khó vớt những con cá chết vứt ra ngoài." Nhưng gì thì gì, một bể bơi Olympic vẫn cứ là một bể bơi Olympic, đã từng đuợc vinh quang bất hủ. Cho nên có bẩn như một cái bể phốt đi chăng nữa thì Mamaji vẫn nhắc dến Deligny với nụ cười âu yếm.
Dễ chịu hơn là các bể bơi ở Chateau - Landon, Rouvet, hoặc ở đại lộ Nhà ga. Đó là các bể bơi trong nhà có mái, xây trên đất liền, và mở cửa quanh năm. Nuớc bể lấy từ nguồn ngưng đọng trong các động cơ hơi nuớc của các nhà máy quanh đó, sạch hơn và ấm hơn. Nhưng chúng vẫn là những bể bơi tối tăm và thưòng quá đông đúc. "Nước ở đấy lềnh phềnh rất nhiều đờm dãi," Mamaji chặc lưỡi, "cứ như bơi giữa đám sứa."
Các bể bơi Hebert, Ledru-Rollin và Butteuxa-Caillé thì sáng sủa. hiện đại, rộng rãi, và dùng nước từ những giếng khoan sâu. Chúng là tiêu chuẩn cho các bể bơi đô thị. Tất nhiên còn có Piscine des Tourelles, một bể bơi Olympic nữa của thành phố khai trương trong thế vận hội Paris năm 1924. Và còn nhiều bể khác nữa, rất nhiều.
Nhưng trong mắt Mamaji, không có bể bơi nào sánh được vẻ huy hoàng của Piscine Molitor. Đó là vuơng miện cho những vinh quang bơi lội của kinh thành Paris, và quả thật, toàn thể nhân loại văn minh.
"Đến các đấng thần linh cũng phải sung sướng khi đuợc bơi ở đấy. Molitor có câu lạc bộ thi đấu bơi lội xuất sắc nhất Paris. Có 2 bể, một trong nhà, một ngoài trời. Cả hai đều mênh mông như các tiểu đại dương. Bể trong nhà luôn có hai làn dành riêng cho những người luyện tập bơi đường dài. Nước bể sạch và trong đến độ ta có thể lấy nó pha cafe buổi sáng. Các phòng thay đồ bằng gỗ, sơn xanh nuớc biển và trắng, nằm xung quanh bể thành 2 tầng. Ta có thể nhìn xuống và thấy toàn cảnh bể bơi, chẳng sót vật gì. Những người phục vụ dùng phấn đánh dấu phòng thay đồ để mọi người biết ta đang ngự trong đó. Họ là các ông già chân đi khập khiễng, thân thiện với một vẻ dễ cáu bẳn. Họ phớt lờ những la hét và hành vi ngốc nghếch của mọi người. Nước tắm từ các vòi hoa sen nóng hổi và dễ chịu vô cùng. Có cả phòng tắm hơi và phòng thể dục. Bể ngoài trời thì mùa đông trở thành sân trượt băng. Có một quầy rượu, một quán cafe, một hiên nằm phơi nắng, thậm chí có cả 2 bãi tắm nhỏ trải cát tự nhiên. Tất cả các viên gạch men, đồ đồng và đồ gỗ đều bóng loáng. Đó là...đó là...
Đó là bể bơi duy nhất khiến cho Mamaji rơi vào im lặng, kí ức ông phải bơi quá xa để có thể biết hết về nó.
Mamaji nhớ nó. Cha tôi mơ về nó.
Vì vậy mà cuối cùng, khi tôi ra đời, ba năm sau anh Ravi, một thành viên nữa được cả nhà mong mỏi, tôi đã được đặt tên là Piscine Molitor Patel.
Chú thích
(1) Ashram là danh từ chỉ một khu trường trại của những người theo cùng một tín nguỡng hoặc giáo phái. Aurobindo (1872 -1950) là một học giả và lãnh tụ tôn giáo nổi tiếng của Ấn Độ.
(2) Piscine, tiếng Pháp, nghĩa là bể bơi (nhân tạo), độc giả cứ đọc tiếp sẽ hiểu tại sao chúng tôi không dịch từ này ra tiếng Việt (ND)...
Tên tôi là tên một cái bể bơi, cũng là chuyện lạ vì cha mẹ tôi chẳng bơi lội bao giờ. Một trong những người có công chuyện sớm nhất với ba tôi là ông Francis Adirubasamy. Ông trở thành người bạn tốt của gia đình. Tôi gọi ông là Mamaji. Tiếng Tamil, mama nghĩa là bác, còn ji là vĩ đại hay dùng ở Ấn Độ để biểu lộ lòng yêu mến và kính trọng. Khi ông còn trẻ nghĩa là rất lâu trước khi tôi ra đời, Mamaji là quán quân bơi lội của toàn vùng Nam Ấn. Cả đời trông ông lúc nào cũng ra một nhà quán quân. Anh Ravi của tôi có lần bảo rằng khi Mamaji lọt lòng mẹ, ông ấy vẫn đòi tiếp tục thở trong nước đến nỗi bác sĩ, để cứu sống ông, đã phải túm lấy hai chân thằng bé rồi quay tròn trên đầu mình một lúc.
"Như thế này này!" Ravi nói, tay quay tít trên đầu. "Thằng bé ho sặc hết nước ra và bắt đầu thở không khí, nhưng máu thịt nó bị quay dồn hết lên phần trên của cơ thể, nên ngực nó mới đầy thế và chân nó mới khẳng khiu thế".
Tôi tin Ravi. (Anh Ravi là tên trêu người lưỡi nhọn. Lần anh gọi Mamaji là " Ông Cả" ngay vào mặt tôi, tôi đã vứt vỏ chuối vào giường anh.) Ngay ở tuổi sáu mươi, khi Mamaji đã hơi còng và thịt ông đã hơi bị trọng lực kéo xuống dưới, ông vẫn hàng sáng bơi đủ 30 lần chiều dài của bể bơi Aurobindo Ashram (1)
Ông cố dạy cha mẹ tôi bơi, nhưng chẳng bao giờ cha mẹ tiến bộ quá mức lội xuống nước đến đầu gối ở bãi biển và làm các động tác khoát tròn. Nếu cha mẹ tôi đang tập bơi ếch chẳng hạn, thì trông như họ đang đi trong rừng, vừa đi vừa lấy tay vạch cỏ trước mặt. Còn nếu cha mẹ tập bơi sải thì trông như họ đang chạy từ trên đồi xuống và cứ phải vung tay cho khỏi ngã. Anh Ravi thì cũng kém hăng hái chẳng thua gì thế.
Mamaji phải đợi đến khi tôi xuất hiện để có thể có được một môn đệ hăng hái. Ngày tôi đến tuổi bơi lội, tức là lên 7, theo tuyên bố của Mamaji và khiến mẹ tôi phát phiền, ông đem tôi xuống bãi biển, khoát tay về phía chân trời và nói:
"Đây là món quà của ta cho con."
"Rồi ông ấy suýt để con chết đuối". Mẹ tôi bảo vậy.
Tôi vẫn trung thành với thủy sư phụ của mình. Dưới con mắt canh chừng của ông, tôi nằm trên bãi biển, quẫy chân, quạt tay trên cát, đầu quay bên này bên kia để thở theo mỗi động tác. Chắc hẳn trông tôi như một thằng nhóc đang làm mình làm mẩy một cách chậm chạp rất lạ. Dưới nước, ông giữ cho tôi nổi và tôi hết sức bơi. Khó hơn nhiều so với tập trên cạn. Nhưng Mamaji kiên trì và đầy khích lệ.
Khi ông thấy tôi tiến bộ rồi, chúng tôi bắt đầu chấm dứt những cuộc chạy nhảy nô rỡn với những làn sóng xanh biếc sủi bọt của bờ biển và bắt đầu việc luyện tập qui củ (và phải trả tiền) trong cái phẳng phiu nghiêm túc của hồ bơi cư xá.Mỗi tuần ba lần, vào Thứ Hai, Thứ Tư và Thứ Sáu, trong suốt những năm thơ ấu, tôi đã đi với ông đến bể bơi vào sáng sớm và thực hiện một thứ nghi lễ chính xác và đều đặn như một cỗ máy đồng hồ của bài luyện tập bơi sải. Tôi còn nhớ như in hình ảnh sinh động của ông già đáng kính đang bắt đầu khoả thân bên cạnh tôi, cơ thể ông lô ra dần, và cuối cùng chỉ hơi quay đi để giữ thể diện với bộ quần bơi của vận động viên chính cống nhập khẩu đẹp tuyệt. Ông đứng thẳng người trong tư thế sẵn sàng. Hình ảnh ấy thật giản dị và hùng tráng. Học bơi, rồi tập bơi, thật cực nhọc nhưng có niềm khoái lạc sâu xa khi cảm thấy mỗi động tác của ta ngày càng nhẹ nhàng và đưa ta lướt tới nhanh chóng hơn, nhanh hơn nữa, cho tới lúc như mê đi, và khối nước nặng như chì trở thành một chất lỏng nhẹ bổng.
Từ ấy tôi lẻn trở lai biển một mình, một khoái lạc tội lỗi, đáp lại sự mời mọc của những ngọn sóng hùng vĩ ào ạt đổ vào bờ để rồi lại khiêm tốn lăn tăn chạy đến với tôi, những vòng tay dịu dàng choàng lấy thằng bé Ấn Độ tự nguyện đến với chúng.
Món quà tôi tặng Mamaji một dịp sinh nhật, lúc đó chắc tôi mười ba mười bốn tuổi gì đó, là 2 vòng bơi buớm hoàn chỉnh. Tôi đến đích mệt đến nỗi không giơ nổi tay để chào vẫy ông nữa.
Bên cạnh việc bơi lội còn có việc nói về nó nữa. Cha tôi rất thích nói đến bơi. Cha càng không chịu tập bơi bao nhiêu thì càng thích bơi bấy nhiêu. Bơi lội là chuyện xả hơi của ông mỗi khi ko nói chuyện công việc hàng ngày của ông tại vườn thú. Nuớc không có hà mã có vẻ dễ cai quản hơn nhiều so với nước có hà mã.
Mamaji du học Paris hai năm, nhờ có chính sách thực dân. Đó là thời kì đáng nhớ nhất của ông. Dạo ấy là đầu những năm 1930, lúc người Pháp vẫn còn cố đồng hoá Pondichery, cũng như người Anh đang còn cố đồng hoá những vùng còn lại của Ấn Độ. Tôi ko nhớ rõ Mamaji học gì. Hình như có dính dáng đến thương mại. Ông là người kễ chuyện tuyệt vời nhưng lại quên sạch các câu chuyện học hành của mình, cũng chẳng nhớ gì đến tháp Eiffel, cung diện Lourve, hoặc các quán cafe dọc đại lộ Champs Elysees. Tất cả các câu chuyện ông kể đều là về các hồ bơi và các cuộc thi bơi. Ví dụ, có Piscine Deigny (2), bể bơi cổ nhất của kinh thành, có từ năm 1796, là một cái xà lan neo tại bến tàu Orsay và là nơi diễn ra các cuộc tranh tài bơi lội trong thế vận hội Olympics 1990. Nhưng không có kỉ lục nào trong bể bơi này được liên đoàn Bơi lội Quốc tế công nhận vì hồ này dài hơn kích thước tiêu chuẩn 6m. Nước trong bể lấy thẳng từ sông Seine, chẳng lọc mà cũng chẳng sưởi. "Vừa lạnh vừa bẩn," Mamaji kể, " nước ấy đã chảy qua khắp thành phố thành ra rất bẩn. Rồi đám người xuống bơi lại làm cho nó bẩn đến phát khiếp lên được." Với giọng thì thầm đầy âm mưu và đưa ra những chi tiết kinh khủng để chứng minh, ông đảm bảo với tôi là người Pháp có những tiêu chuẩn vệ sinh rất thấp. "Deligny đã bẩn thế rồi, mà bể bơi Royal, một cái nhà tiêu nữa trên sông Seine, lại còn bẩn hơn. Dù sao thì ở Deligny người ta cũng chịu khó vớt những con cá chết vứt ra ngoài." Nhưng gì thì gì, một bể bơi Olympic vẫn cứ là một bể bơi Olympic, đã từng đuợc vinh quang bất hủ. Cho nên có bẩn như một cái bể phốt đi chăng nữa thì Mamaji vẫn nhắc dến Deligny với nụ cười âu yếm.
Dễ chịu hơn là các bể bơi ở Chateau - Landon, Rouvet, hoặc ở đại lộ Nhà ga. Đó là các bể bơi trong nhà có mái, xây trên đất liền, và mở cửa quanh năm. Nuớc bể lấy từ nguồn ngưng đọng trong các động cơ hơi nuớc của các nhà máy quanh đó, sạch hơn và ấm hơn. Nhưng chúng vẫn là những bể bơi tối tăm và thưòng quá đông đúc. "Nước ở đấy lềnh phềnh rất nhiều đờm dãi," Mamaji chặc lưỡi, "cứ như bơi giữa đám sứa."
Các bể bơi Hebert, Ledru-Rollin và Butteuxa-Caillé thì sáng sủa. hiện đại, rộng rãi, và dùng nước từ những giếng khoan sâu. Chúng là tiêu chuẩn cho các bể bơi đô thị. Tất nhiên còn có Piscine des Tourelles, một bể bơi Olympic nữa của thành phố khai trương trong thế vận hội Paris năm 1924. Và còn nhiều bể khác nữa, rất nhiều.
Nhưng trong mắt Mamaji, không có bể bơi nào sánh được vẻ huy hoàng của Piscine Molitor. Đó là vuơng miện cho những vinh quang bơi lội của kinh thành Paris, và quả thật, toàn thể nhân loại văn minh.
"Đến các đấng thần linh cũng phải sung sướng khi đuợc bơi ở đấy. Molitor có câu lạc bộ thi đấu bơi lội xuất sắc nhất Paris. Có 2 bể, một trong nhà, một ngoài trời. Cả hai đều mênh mông như các tiểu đại dương. Bể trong nhà luôn có hai làn dành riêng cho những người luyện tập bơi đường dài. Nước bể sạch và trong đến độ ta có thể lấy nó pha cafe buổi sáng. Các phòng thay đồ bằng gỗ, sơn xanh nuớc biển và trắng, nằm xung quanh bể thành 2 tầng. Ta có thể nhìn xuống và thấy toàn cảnh bể bơi, chẳng sót vật gì. Những người phục vụ dùng phấn đánh dấu phòng thay đồ để mọi người biết ta đang ngự trong đó. Họ là các ông già chân đi khập khiễng, thân thiện với một vẻ dễ cáu bẳn. Họ phớt lờ những la hét và hành vi ngốc nghếch của mọi người. Nước tắm từ các vòi hoa sen nóng hổi và dễ chịu vô cùng. Có cả phòng tắm hơi và phòng thể dục. Bể ngoài trời thì mùa đông trở thành sân trượt băng. Có một quầy rượu, một quán cafe, một hiên nằm phơi nắng, thậm chí có cả 2 bãi tắm nhỏ trải cát tự nhiên. Tất cả các viên gạch men, đồ đồng và đồ gỗ đều bóng loáng. Đó là...đó là...
Đó là bể bơi duy nhất khiến cho Mamaji rơi vào im lặng, kí ức ông phải bơi quá xa để có thể biết hết về nó.
Mamaji nhớ nó. Cha tôi mơ về nó.
Vì vậy mà cuối cùng, khi tôi ra đời, ba năm sau anh Ravi, một thành viên nữa được cả nhà mong mỏi, tôi đã được đặt tên là Piscine Molitor Patel.
Chú thích
(1) Ashram là danh từ chỉ một khu trường trại của những người theo cùng một tín nguỡng hoặc giáo phái. Aurobindo (1872 -1950) là một học giả và lãnh tụ tôn giáo nổi tiếng của Ấn Độ.
(2) Piscine, tiếng Pháp, nghĩa là bể bơi (nhân tạo), độc giả cứ đọc tiếp sẽ hiểu tại sao chúng tôi không dịch từ này ra tiếng Việt (ND)...