- Trang chủ
- Top truyện
- Thể loại
- Truyện đã lưu
- Thêm truyện
Hiện tại Admin đang bán một số mẫu nước hoa để có thêm kinh phí phát triển Website, hy vọng được các bạn ủng hộ mua hàng TẠI ĐÂY. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xin cảm ơn rất nhiều!
Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 25: Công tác chuẩn bị
Sự hợp tác của ba họ Hoàng, Đào và Đỗ khiến làng Hồng Bàng xôn xao, không chỉ vì ngạc nhiên, mà còn vì sự hợp tác này đã khiến tình hình trong làng có nhiều thay đổi.
Để thành lập được một xưởng sản xuất thì có nhiều công việc phải làm, trước tiên là giải phòng mặt bằng. Nhà họ Đào và họ Đỗ có nhiều nhà cửa trong làng nhưng quá phân tán, nay họ làm kiểu dồn điền đổi thửa, đổi nhà cho một số người để lấy những ngôi nhà gần nhau, sau đó thay đổi kết cấu để chúng thành một xưởng sản xuất. Cũng may là thời này những căn nhà cũng không quá kiên cố, nên việc tháo dỡ chúng cũng đơn giản, mà có lẽ hai nhà Đào và Đỗ cũng cố tình lựa chọn những nhà như thế để đổi.
Xưởng làm việc có hai khu, một khu để chứa nguyên vật liệu, một khu là chỗ để chế tạo. Do nguyên vật liệu chủ yếu là gỗ, Kiệt yêu cầu kiểm tra gắt gao khả năng phòng cháy chữa cháy: kẻng báo, hố cát, giếng nước, bơm nước,… Thử qua vài lần, thấy không vấn đề gì, Kiệt mới đồng ý bắt đầu khai xưởng.
Làng vốn cũng có một đám thợ mộc, nhưng họ giờ đang đi làm trên tỉnh, mà vụ mùa đã hết, giờ đây những công việc thổ mộc có thể bắt đầu, chắc chắn họ sẽ không sớm quay lại, nhưng nếu đợi tiếp tới vụ thứ hai, vụ lúa mùa, thì cũng không quá thích hợp, hơn nữa Kiệt không muốn phải chịu sự phụ thuộc. Bởi thế, cậu đề nghị tự đào tạo thợ. Do những cái máy khi chế tạo đã được phân tích thành những cơ cấu đơn giản, nên Kiệt cho rằng chỉ cần học một lớp mộc cơ sở là được. Còn việc tính toán và bản vẽ các chi tiết, đó là bài học dành cho cậu và đám học sinh sau khi chúng học xong.
Theo thống nhất của 3 nhà, sẽ có tổng cộng 12 người thợ, bởi vì họ không chỉ phải chuẩn bị làm một lượng lớn các máy tuốt lúa, mà còn vì Kiệt muốn làm thử những cái máy khác: máy gặt lúa, máy quạt thóc (tách hạt thóc lép ra), máy xát gạo, … Dù không phải tuôn ra một loạt, thì những thứ này cũng cần được thử nghiệm dần dần, nâng cao kỹ thuật đến mức đáng để người ta bỏ tiền ra mua. Theo thỏa thuận, mỗi nhà sẽ được chọn 2 người từ nhà mình, còn 6 người chọn từ người làng, tiền lương cũng không bèo bọt, bởi các bên đều thấy rõ được tiềm năng của vụ mua bán này. Thời gian này đã xong việc nông, đang lúc nhàn mà tiền công không ít nên số người đăng ký vào làm rất đông, các bên mất thời gian rất nhiều để sàng lọc. Tiêu chuẩn chọn lựa thực ra cũng không cao nếu so với mặt bằng chung: có sức khỏe, biết ít nghề mộc, nghe lời, chịu làm đêm hôm nếu được yêu cầu,… nên quan hệ họ hàng và quan hệ với lớp học của Kiệt được vận dụng triệt để. Với ai thì Kiệt không biết, chứ với cậu, người nào được thuê cũng phải tương đối trẻ, không có quá nhiều ruộng đất, thậm chí công việc này có thể là thu nhập chính của họ vì Kiệt muốn biến những người này trở thành những người công nhân đầu tiên.
Tuyển xong thợ rồi, chú Đinh đứng ra đào tạo cho những người này một vài kỹ thuật. Dù rằng kỹ thuật của chú ấy cũng không tốt hơn họ bao nhiêu, nhưng những kỹ thuật đó chú ấy đã làm đi làm lại nhiều, trăm hay không bằng tay quen, chú ấy giúp những người được thuê nhanh chóng năm bắt công việc cần làm từ chỗ cơ bản tới cái yếu quyết. Ngoài việc làm người thầy cầm tay chỉ việc, chú Đinh cũng kiêm nhiệm luôn công tác quản đốc, làm công việc quản lý và đốc thúc các công nhân trong quá trình họ làm việc, nhắc nhở nếu có sai sót, đôn đốc khi họ lười biếng nhưng cũng đảm bảo họ được ăn đúng bữa nghỉ đúng giờ, bệnh thì được nghỉ và đi chữa,…
- Kiệt à, chúng ta gặp vấn đề khá nghiêm trọng!- Chú Đinh mặt trông nghiêm trọng đi tới làm Kiệt hơi phiền lòng. Chú ấy không có khả năng làm mộc chuyên sâu, thiếu tái sư phạm cho người khác đã đành, lại còn mắc cái tật phản ứng quá nhạy. Những vấn đề nhỏ chú ấy phản ứng quá lên thì nhiều vô cùng.
- Có chuyện gì vậy chú!
- Công nhân chưa thể làm được mấy cái chi tiết như tay quay con trượt.
- Điều ấy là bình thường mà chú. Chú cũng có làm nổi nếu học cấp tốc như họ đâu.
- Nhưng mà thời gian sắp hết rồi.
- Thời gian gì?
- Sắp tới lúc làm đất rồi. Tuy rằng vụ mùa còn phải ba tháng nữa, nhưng chỉ cần 1 tháng nữa là tới lúc làm đất. Đất cần phải cày lộn lên cho hả hơi, đập nhỏ ra để nhặt cỏ ( đất thịt rễ cỏ rất khó nhổ, phải đập đất ra rồi nhặt rễ cỏ mới được), công việc tốn thời gian lắm đấy. Trong khi đấy cháu bảo phải làm cả trăm cái máy, lại còn phải thử nghiệm máy móc gì đấy.
- Cảm ơn chú đã nhắc, không cháu lại quên mất.- Lần này thì Kiệt cảm ơn chú ấy thực lòng. Kiệt thực sự quên mất rằng những công việc đồng áng tốn thời gian thế nào khi ở một thời mà mọi thứ vẫn dùng sức người là chính, và rõ ràng là cậu sẽ thiếu thời gian nếu cứ để mọi người làm việc thế này.- Hiện nay thì mọi người đã làm được công việc gì rồi!
- Nói chung thì việc bào những đoạn gỗ thẳng đã được, nhưng để làm được vòng tròn thì khó lắm, mà những khớp nối thì…
- Vậy thì làm đoạn thẳng trước đi.
- Làm đoạn thẳng?
- Chú còn nhớ phần lồng tuốt chứ, các miếng gỗ gắn đinh đều chỉ cần mài phẳng là được.
- Đúng rồi. Nhưng đâu chỉ làm mỗi cái đó được?
- Thì tất nhiên, ta sẽ làm gối kế hoạch.
Theo kế hoạch ban đầu, Kiệt tuyển công nhân, cho họ học việc dưới sự chỉ dẫn của Hoàng Văn Đinh, và họ sẽ học thật cẩn thận các kỹ thuật, đồng thời thực hành trên những loại gỗ rẻ tiền, đến khi nào kiểm tra thấy đạt yêu cầu thì cho vào sản xuất. Nhưng bây giờ, thời gian gấp rút, Kiệt thay đổi kế hoạch, công nhân học tới đâu, kiểm tra thấy kỹ thuật đó đạt yêu cầu thì cho tiến hành làm ngay công việc cần kỹ thuật đó. Để đảm bảo rằng công nhân vẫn được nâng cao tay nghề, số giờ làm được giới hạn trong 1/3 tổng thời gian làm việc, 2/3 thời gian còn lại vẫn tiếp tục học tập kỹ thuật và thực hành dưới sự kiểm tra, chỉ dẫn từ chú Đinh.
Tới đây, Kiệt có thể tự tin mà nói rằng, nếu như tiếp tục bám theo cách làm cũ, có lẽ mọi việc sẽ khó khăn vô cùng, mỗi một cái máy do mỗi người thợ làm sẽ có sai số khác biệt, các chi tiết khó mà lắp chéo nhau. Nhưng với kiểu làm dây chuyền công nghiệp này, khi tất cả mọi chi tiết đã được cân đo đong đếm từ đầu, tiêu chuẩn được quy định rõ ràng, sai số được tính toán tốt, thì việc làm hàng loạt bộ phận riêng lẻ, sau đó lắp ráp lại với nhau là không khó. Hơn thế nữa, khi đã làm hàng loạt kiểu đó, việc thay thế bất kỳ bộ phận nào nếu chúng bị hỏng sẽ đều dễ dàng, vậy là cực kỳ thuận lợi cho việc bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng. Đây là một lợi thế cực kỳ lớn cho công tác hậu mãi của họ.
Đồng thời với việc cho công nhân học và làm ra các phần của sản phẩm, Kiệt cũng đang muốn chọn ba người có trình độ cao nhất vào cùng với chú Đinh để làm đội kỹ thuật. Họ sẽ cùng với Kiệt thiết kế các loại máy móc mới.
Những thứ mà Kiệt chuẩn bị chế tạo chủ yếu là các loại máy phục vụ nông nghiệp: máy gặt lúa, máy quạt thóc lép cùng với máy xát gạo. Máy gặt lúa thì tất nhiên là để cắt cây lúa sao cho nhanh và đỡ tốn sức. Máy quạt thóc là thứ dùng để lọc hạt thóc lép, lá lúa, cỏ, … ra khỏi số thóc chắc còn lại. Máy xát gạo là để tách gạo ra khỏi vỏ trấu. Ba loại máy này cùng với máy tuốt lúa, là những thứ cực kỳ tiện ích với nền nông nghiệp hiện tại, khi mà cây lúa vẫn là cây lương thực chính, và do đó sẽ sớm trở nên được ưu chuộng.
Ngoài việc chọn thợ chế tạo, Kiệt cũng muốn chọn những đứa nhóc có kỹ năng, cùng cậu lập ra đội nghiên cứu để nghiên cứu làm những món đó sao cho giống như lần làm cái máy tuốt này, thay vì cứ vào tới việc là lại lúng túng, tìm cách thay cái nọ lắp cái kia, thì những bản vẽ, sơ đồ, mô hình thực nghiệm tính toán đã được bày sẵn, để cứ theo đó mà làm. Điều này đòi hỏi khả năng tính toán cộng một chút kiến thức cơ học và vật lý.
Dù vậy, đó cũng là công việc của tương lai xa, ít nhất là phải sau vụ lúa chính. Chỉ khi những cái máy tuốt này thực sự bán cháy hàng, đảm bảo rằng lợi nhuận đem tới đủ mức, thì hai họ Đào và Đỗ mới mở hầu bao cho Kiệt để cậu tiến hành thử nghiệm những thứ máy kia- những thứ cần kỹ thuật cao hơn nữa, và tiền chi cho thử nghiệm chắc chắn phải còn lớn hơn nữa.
Còn lúc này đây, ngoài việc giám sát lớp của chú mình, dạy học, kiểm tra trình độ của mấy đứa muốn lên cấp, Kiệt còn đảm trách công việc giáo dục nghiệp vụ quảng cáo hàng. Cho dù biết rằng những biện pháp của hai vị kia đã là tốt, vì cách quảng cáo hàng hóa mà bản thân họ dùng là dùng quan hệ mà dòng họ của họ đã tích lũy trong biết bao nhiêu năm qua, thì Kiệt tin rằng nếu học thêm những phương thức của cậu ta, lượng khách hàng chắc chắn sẽ càng nhiều. Dù gì những nghiệp vụ đó đã được tích lũy rất nhiều đời, được sử dụng và phát triển bởi biết bao con người, tổ chức và tập đoàn lớn bé trong thế giới của cậu, nên sẽ được mài giũa tới mức độ tinh xảo vô cùng. Thậm chí, Kiệt còn vắt óc mà nhớ lại những kỹ thuật của mấy ông bán hàng đa cấp trong kiếp trước.
Đầu tiên, mấy vị đứng đầu hai họ Đào và Đỗ từ chối khiếp lắm, Kiệt cũng không thể thuyết phục họ, nhưng mẹ cậu đứng lên đề nghị họ hãy thử tiếp thị về cái máy của con bà làm ra trước mặt dân làng Hồng Bàng, thuyết phục một gia đình trung nông tự mua một cái. Nếu thuyết phục được, thì coi như chuyện này không phải bàn tới nữa, nhưng nếu không được, thì phải học.
Hai họ Đào và Đỗ nghe vậy, không chút do dự mà đồng ý, họ muốn chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình với dân làng, rằng dù họ Hoàng có Hoàng Anh Kiệt, thì hai họ này vẫn chưa ngã ngựa.
Một buổi họp được diễn ra, toàn bộ dân Hồng Bàng đều kéo tới xem, hoặc tham gia với vai trò người được chào hàng. Hai họ Đào và Đỗ lên trước, biểu diễn vài chiêu, cũng làm nhiều người siêu lòng và cả nể, tiêu thụ được thêm chừng chục cái nữa. Tới lượt nhà họ Hoàng, cả nhà cậu lên sân khấu và bắt đầu màn trình diễn.
Nếu so với cái uy của bá hộ Đào, cái mồm mép của họ Đỗ, những gì họ Hoàng có là những người lần đầu đi chào mới người khác mua hàng, nhiều lúc còn ngượng ngùng và lúng túng, có những người nghe một hồi bắt đầu cười. Song những kỹ năng mà Kiệt yêu cầu nắm vững dần giúp họ phát huy được thế mạnh. Họ biết tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, biết gợi chuyện với khách để sao cho tự nhiên nhất, biết tránh sự lúng túng, ậm à ậm ờ khi nói, biết thuyết phục khách nhìn vào ưu điểm của cái máy và khiến họ nhận ra họ cần những cái máy đó thể nào. Và dù cuối cùng, chỉ bán được them 10 chiếc, tức là ngang với hai họ kia, thì những người bên kia cũng công nhận rằng Kiệt làm đúng. Tất nhiên, khóa học này sẽ trả tiền, nhưng được trả dần lại sau, theo lợi nhuận đạt được.
Chương 25: Công tác chuẩn bị
Sự hợp tác của ba họ Hoàng, Đào và Đỗ khiến làng Hồng Bàng xôn xao, không chỉ vì ngạc nhiên, mà còn vì sự hợp tác này đã khiến tình hình trong làng có nhiều thay đổi.
Để thành lập được một xưởng sản xuất thì có nhiều công việc phải làm, trước tiên là giải phòng mặt bằng. Nhà họ Đào và họ Đỗ có nhiều nhà cửa trong làng nhưng quá phân tán, nay họ làm kiểu dồn điền đổi thửa, đổi nhà cho một số người để lấy những ngôi nhà gần nhau, sau đó thay đổi kết cấu để chúng thành một xưởng sản xuất. Cũng may là thời này những căn nhà cũng không quá kiên cố, nên việc tháo dỡ chúng cũng đơn giản, mà có lẽ hai nhà Đào và Đỗ cũng cố tình lựa chọn những nhà như thế để đổi.
Xưởng làm việc có hai khu, một khu để chứa nguyên vật liệu, một khu là chỗ để chế tạo. Do nguyên vật liệu chủ yếu là gỗ, Kiệt yêu cầu kiểm tra gắt gao khả năng phòng cháy chữa cháy: kẻng báo, hố cát, giếng nước, bơm nước,… Thử qua vài lần, thấy không vấn đề gì, Kiệt mới đồng ý bắt đầu khai xưởng.
Làng vốn cũng có một đám thợ mộc, nhưng họ giờ đang đi làm trên tỉnh, mà vụ mùa đã hết, giờ đây những công việc thổ mộc có thể bắt đầu, chắc chắn họ sẽ không sớm quay lại, nhưng nếu đợi tiếp tới vụ thứ hai, vụ lúa mùa, thì cũng không quá thích hợp, hơn nữa Kiệt không muốn phải chịu sự phụ thuộc. Bởi thế, cậu đề nghị tự đào tạo thợ. Do những cái máy khi chế tạo đã được phân tích thành những cơ cấu đơn giản, nên Kiệt cho rằng chỉ cần học một lớp mộc cơ sở là được. Còn việc tính toán và bản vẽ các chi tiết, đó là bài học dành cho cậu và đám học sinh sau khi chúng học xong.
Theo thống nhất của 3 nhà, sẽ có tổng cộng 12 người thợ, bởi vì họ không chỉ phải chuẩn bị làm một lượng lớn các máy tuốt lúa, mà còn vì Kiệt muốn làm thử những cái máy khác: máy gặt lúa, máy quạt thóc (tách hạt thóc lép ra), máy xát gạo, … Dù không phải tuôn ra một loạt, thì những thứ này cũng cần được thử nghiệm dần dần, nâng cao kỹ thuật đến mức đáng để người ta bỏ tiền ra mua. Theo thỏa thuận, mỗi nhà sẽ được chọn 2 người từ nhà mình, còn 6 người chọn từ người làng, tiền lương cũng không bèo bọt, bởi các bên đều thấy rõ được tiềm năng của vụ mua bán này. Thời gian này đã xong việc nông, đang lúc nhàn mà tiền công không ít nên số người đăng ký vào làm rất đông, các bên mất thời gian rất nhiều để sàng lọc. Tiêu chuẩn chọn lựa thực ra cũng không cao nếu so với mặt bằng chung: có sức khỏe, biết ít nghề mộc, nghe lời, chịu làm đêm hôm nếu được yêu cầu,… nên quan hệ họ hàng và quan hệ với lớp học của Kiệt được vận dụng triệt để. Với ai thì Kiệt không biết, chứ với cậu, người nào được thuê cũng phải tương đối trẻ, không có quá nhiều ruộng đất, thậm chí công việc này có thể là thu nhập chính của họ vì Kiệt muốn biến những người này trở thành những người công nhân đầu tiên.
Tuyển xong thợ rồi, chú Đinh đứng ra đào tạo cho những người này một vài kỹ thuật. Dù rằng kỹ thuật của chú ấy cũng không tốt hơn họ bao nhiêu, nhưng những kỹ thuật đó chú ấy đã làm đi làm lại nhiều, trăm hay không bằng tay quen, chú ấy giúp những người được thuê nhanh chóng năm bắt công việc cần làm từ chỗ cơ bản tới cái yếu quyết. Ngoài việc làm người thầy cầm tay chỉ việc, chú Đinh cũng kiêm nhiệm luôn công tác quản đốc, làm công việc quản lý và đốc thúc các công nhân trong quá trình họ làm việc, nhắc nhở nếu có sai sót, đôn đốc khi họ lười biếng nhưng cũng đảm bảo họ được ăn đúng bữa nghỉ đúng giờ, bệnh thì được nghỉ và đi chữa,…
- Kiệt à, chúng ta gặp vấn đề khá nghiêm trọng!- Chú Đinh mặt trông nghiêm trọng đi tới làm Kiệt hơi phiền lòng. Chú ấy không có khả năng làm mộc chuyên sâu, thiếu tái sư phạm cho người khác đã đành, lại còn mắc cái tật phản ứng quá nhạy. Những vấn đề nhỏ chú ấy phản ứng quá lên thì nhiều vô cùng.
- Có chuyện gì vậy chú!
- Công nhân chưa thể làm được mấy cái chi tiết như tay quay con trượt.
- Điều ấy là bình thường mà chú. Chú cũng có làm nổi nếu học cấp tốc như họ đâu.
- Nhưng mà thời gian sắp hết rồi.
- Thời gian gì?
- Sắp tới lúc làm đất rồi. Tuy rằng vụ mùa còn phải ba tháng nữa, nhưng chỉ cần 1 tháng nữa là tới lúc làm đất. Đất cần phải cày lộn lên cho hả hơi, đập nhỏ ra để nhặt cỏ ( đất thịt rễ cỏ rất khó nhổ, phải đập đất ra rồi nhặt rễ cỏ mới được), công việc tốn thời gian lắm đấy. Trong khi đấy cháu bảo phải làm cả trăm cái máy, lại còn phải thử nghiệm máy móc gì đấy.
- Cảm ơn chú đã nhắc, không cháu lại quên mất.- Lần này thì Kiệt cảm ơn chú ấy thực lòng. Kiệt thực sự quên mất rằng những công việc đồng áng tốn thời gian thế nào khi ở một thời mà mọi thứ vẫn dùng sức người là chính, và rõ ràng là cậu sẽ thiếu thời gian nếu cứ để mọi người làm việc thế này.- Hiện nay thì mọi người đã làm được công việc gì rồi!
- Nói chung thì việc bào những đoạn gỗ thẳng đã được, nhưng để làm được vòng tròn thì khó lắm, mà những khớp nối thì…
- Vậy thì làm đoạn thẳng trước đi.
- Làm đoạn thẳng?
- Chú còn nhớ phần lồng tuốt chứ, các miếng gỗ gắn đinh đều chỉ cần mài phẳng là được.
- Đúng rồi. Nhưng đâu chỉ làm mỗi cái đó được?
- Thì tất nhiên, ta sẽ làm gối kế hoạch.
Theo kế hoạch ban đầu, Kiệt tuyển công nhân, cho họ học việc dưới sự chỉ dẫn của Hoàng Văn Đinh, và họ sẽ học thật cẩn thận các kỹ thuật, đồng thời thực hành trên những loại gỗ rẻ tiền, đến khi nào kiểm tra thấy đạt yêu cầu thì cho vào sản xuất. Nhưng bây giờ, thời gian gấp rút, Kiệt thay đổi kế hoạch, công nhân học tới đâu, kiểm tra thấy kỹ thuật đó đạt yêu cầu thì cho tiến hành làm ngay công việc cần kỹ thuật đó. Để đảm bảo rằng công nhân vẫn được nâng cao tay nghề, số giờ làm được giới hạn trong 1/3 tổng thời gian làm việc, 2/3 thời gian còn lại vẫn tiếp tục học tập kỹ thuật và thực hành dưới sự kiểm tra, chỉ dẫn từ chú Đinh.
Tới đây, Kiệt có thể tự tin mà nói rằng, nếu như tiếp tục bám theo cách làm cũ, có lẽ mọi việc sẽ khó khăn vô cùng, mỗi một cái máy do mỗi người thợ làm sẽ có sai số khác biệt, các chi tiết khó mà lắp chéo nhau. Nhưng với kiểu làm dây chuyền công nghiệp này, khi tất cả mọi chi tiết đã được cân đo đong đếm từ đầu, tiêu chuẩn được quy định rõ ràng, sai số được tính toán tốt, thì việc làm hàng loạt bộ phận riêng lẻ, sau đó lắp ráp lại với nhau là không khó. Hơn thế nữa, khi đã làm hàng loạt kiểu đó, việc thay thế bất kỳ bộ phận nào nếu chúng bị hỏng sẽ đều dễ dàng, vậy là cực kỳ thuận lợi cho việc bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng. Đây là một lợi thế cực kỳ lớn cho công tác hậu mãi của họ.
Đồng thời với việc cho công nhân học và làm ra các phần của sản phẩm, Kiệt cũng đang muốn chọn ba người có trình độ cao nhất vào cùng với chú Đinh để làm đội kỹ thuật. Họ sẽ cùng với Kiệt thiết kế các loại máy móc mới.
Những thứ mà Kiệt chuẩn bị chế tạo chủ yếu là các loại máy phục vụ nông nghiệp: máy gặt lúa, máy quạt thóc lép cùng với máy xát gạo. Máy gặt lúa thì tất nhiên là để cắt cây lúa sao cho nhanh và đỡ tốn sức. Máy quạt thóc là thứ dùng để lọc hạt thóc lép, lá lúa, cỏ, … ra khỏi số thóc chắc còn lại. Máy xát gạo là để tách gạo ra khỏi vỏ trấu. Ba loại máy này cùng với máy tuốt lúa, là những thứ cực kỳ tiện ích với nền nông nghiệp hiện tại, khi mà cây lúa vẫn là cây lương thực chính, và do đó sẽ sớm trở nên được ưu chuộng.
Ngoài việc chọn thợ chế tạo, Kiệt cũng muốn chọn những đứa nhóc có kỹ năng, cùng cậu lập ra đội nghiên cứu để nghiên cứu làm những món đó sao cho giống như lần làm cái máy tuốt này, thay vì cứ vào tới việc là lại lúng túng, tìm cách thay cái nọ lắp cái kia, thì những bản vẽ, sơ đồ, mô hình thực nghiệm tính toán đã được bày sẵn, để cứ theo đó mà làm. Điều này đòi hỏi khả năng tính toán cộng một chút kiến thức cơ học và vật lý.
Dù vậy, đó cũng là công việc của tương lai xa, ít nhất là phải sau vụ lúa chính. Chỉ khi những cái máy tuốt này thực sự bán cháy hàng, đảm bảo rằng lợi nhuận đem tới đủ mức, thì hai họ Đào và Đỗ mới mở hầu bao cho Kiệt để cậu tiến hành thử nghiệm những thứ máy kia- những thứ cần kỹ thuật cao hơn nữa, và tiền chi cho thử nghiệm chắc chắn phải còn lớn hơn nữa.
Còn lúc này đây, ngoài việc giám sát lớp của chú mình, dạy học, kiểm tra trình độ của mấy đứa muốn lên cấp, Kiệt còn đảm trách công việc giáo dục nghiệp vụ quảng cáo hàng. Cho dù biết rằng những biện pháp của hai vị kia đã là tốt, vì cách quảng cáo hàng hóa mà bản thân họ dùng là dùng quan hệ mà dòng họ của họ đã tích lũy trong biết bao nhiêu năm qua, thì Kiệt tin rằng nếu học thêm những phương thức của cậu ta, lượng khách hàng chắc chắn sẽ càng nhiều. Dù gì những nghiệp vụ đó đã được tích lũy rất nhiều đời, được sử dụng và phát triển bởi biết bao con người, tổ chức và tập đoàn lớn bé trong thế giới của cậu, nên sẽ được mài giũa tới mức độ tinh xảo vô cùng. Thậm chí, Kiệt còn vắt óc mà nhớ lại những kỹ thuật của mấy ông bán hàng đa cấp trong kiếp trước.
Đầu tiên, mấy vị đứng đầu hai họ Đào và Đỗ từ chối khiếp lắm, Kiệt cũng không thể thuyết phục họ, nhưng mẹ cậu đứng lên đề nghị họ hãy thử tiếp thị về cái máy của con bà làm ra trước mặt dân làng Hồng Bàng, thuyết phục một gia đình trung nông tự mua một cái. Nếu thuyết phục được, thì coi như chuyện này không phải bàn tới nữa, nhưng nếu không được, thì phải học.
Hai họ Đào và Đỗ nghe vậy, không chút do dự mà đồng ý, họ muốn chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình với dân làng, rằng dù họ Hoàng có Hoàng Anh Kiệt, thì hai họ này vẫn chưa ngã ngựa.
Một buổi họp được diễn ra, toàn bộ dân Hồng Bàng đều kéo tới xem, hoặc tham gia với vai trò người được chào hàng. Hai họ Đào và Đỗ lên trước, biểu diễn vài chiêu, cũng làm nhiều người siêu lòng và cả nể, tiêu thụ được thêm chừng chục cái nữa. Tới lượt nhà họ Hoàng, cả nhà cậu lên sân khấu và bắt đầu màn trình diễn.
Nếu so với cái uy của bá hộ Đào, cái mồm mép của họ Đỗ, những gì họ Hoàng có là những người lần đầu đi chào mới người khác mua hàng, nhiều lúc còn ngượng ngùng và lúng túng, có những người nghe một hồi bắt đầu cười. Song những kỹ năng mà Kiệt yêu cầu nắm vững dần giúp họ phát huy được thế mạnh. Họ biết tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, biết gợi chuyện với khách để sao cho tự nhiên nhất, biết tránh sự lúng túng, ậm à ậm ờ khi nói, biết thuyết phục khách nhìn vào ưu điểm của cái máy và khiến họ nhận ra họ cần những cái máy đó thể nào. Và dù cuối cùng, chỉ bán được them 10 chiếc, tức là ngang với hai họ kia, thì những người bên kia cũng công nhận rằng Kiệt làm đúng. Tất nhiên, khóa học này sẽ trả tiền, nhưng được trả dần lại sau, theo lợi nhuận đạt được.