- Trang chủ
- Top truyện
- Thể loại
- Truyện đã lưu
- Thêm truyện
Hiện tại Admin đang bán một số mẫu nước hoa để có thêm kinh phí phát triển Website, hy vọng được các bạn ủng hộ mua hàng TẠI ĐÂY. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xin cảm ơn rất nhiều!
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 9: Tương lai
Sự thực là cuộc chiến mà Đại Hoa đang đánh không phải là một cuộc chiến lớn, các sắc dân du mục hoàn toàn không đủ sức chống lại sức mạnh quân sự mà Đại hoa sở hữu lúc này. Nhưng không chống được không có nghĩa họ thua, người du mục sống trên lưng ngựa, thắng thì bu lại, thua thì tản ra, đánh tan ra thì dễ, diệt sạch thì cực khó.
Sự thực là Đại hoa đã tiêu hao trên 20 triệu lạng bạc cho cuộc chiến này, mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Cứ nửa năm một trận nhỏ, 2 năm một trận lớn, tiêu hao của quốc khố Đại Hoa e là không chỉ dừng lại tại đây. Một khi Đại hoa còn có oai lực, dân Bách Việt còn tạm ổn. nhưng nếu có trận thua nào đó xảy ra, thì Bách việt sẽ gặp nạn. Trước tiên, Đại Hoa cần phải thắng thế lại bằng một cuộc chiến khác, hoặc cố đánh bại kẻ đã đánh bại họ, Bách Việt chắc chắn sẽ bị coi là nguồn lương thực và thuế má dồi dào tạm thời, và điều này sẽ làm Bách Việt nhanh chóng bị vắt cạn tiền tài. Thứ nữa các quốc gia người Cham Pa, rồi các nước như Ai Lao, Miến Điện, Nam Chiếu sẽ tấn công, vì họ đã thèm muốn Bách Việt hoặc một phần của Bách Việt từ lâu. Cuối cùng, các thế lực người Bách Việt sẽ cố nổi lên tự trị mà chưa có sự chuẩn bị gì, chỉ khiến tốn xương máu người dân nhiều hơn.
Một người biết lo bằng kho người hay làm, nên cậu bắt đầu suy tính. Muốn chiến thắng trong cuộc chiến giải phóng dân tộc, cần phải có đủ thế và lực trên cả hai phương diện chủ quan và khách quan. Chỉ cẩn đọc sử Việt Nam thôi cũng đủ thấy, những lần khởi nghĩa hay kháng chiến chống ngoại xâm đều là thế cả: so sánh giữa hai cuộc chiến đều phải đối mặt với quân Minh, nhưng kết cục của nhà Hậu Trần và nhà Lê Sơ lại khác nhau hoàn toàn.
Ở mặt khách quan, nhà Hậu Trần nổi lên khi quân Minh đang mạnh, toàn bộ nhà Minh từ trên xuống dưới có sự nhất trí với sách lược xâm lược Đại Việt, cho nên dù nhà Hậu Trần có vài trận thắng lớn, quân Minh vẫn cố chết bám giữ địa bàn. Trái lại, khi nhà Lê Sơ do Lê Lợi chỉ đạo đánh quân Minh, vua nhà Minh lúc này mới lên, nhà Minh phân hóa ra nhiều phe phái, không đồng lòng chủ chiến, nên sau những đòn đau, quân Minh chùn bước.
Về chủ quan, nhà Trần phạm nhiều sai lầm cấp chiến lược, mà tiêu biểu là vụ giết hai đại công thần Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân của Giản Định Đế Trần Ngỗi khiến thế đang thịnh trở nên suy, và sau đó dù có thắng lại mấy trận cũng khó lòng hùng mạnh như cũ. Hơn nữa những khi hành quân đánh ra bắc thường không những không đạt thành công mà còn hao tổn binh sĩ, tích tiểu thành đại, sự bại càng lúc càng nhiều. Còn nhà Lê Sơ, có đất Thanh Hóa cung cấp lương thực, đất Nghệ An cho binh sĩ mạnh mẽ không sợ chết, quân đánh tới đâu đều có dân ủng hộ. Hơn nữa, biết thế và lực của mình, nghĩa quân Lam Sơn tuyệt đối không đánh thành, mà chỉ vây thành diệt viện, nên lực lượng chủ lực được bảo toàn, lực lượng tân binh có thời gian phát triển.
So với nhà Hậu Trần,bất kể hai họ Dương hay Triệu đều không có cơ bằng vì họ Triệu tự tay rước giặc vào nhà, ho Dương thì thua to không còn sức lực nào bật lại. Hai họ ấy, họ Dương mất Tây Đô, phải trốn qua Ai Lao làm phỉ một vùng, quân Ai Lao cũng vì thấy họ quá nhỏ nên mặc kệ nếu không thì chắc chẳng tồn tại nổi. Họ Triệu thì còn chút uy tín với các thổ ty miền núi phía bắc, một mặt họ lén lút ở đó chiêu quân, lại cố liên lạc với người Nam Chiếu vay mượn tiền bạc chiến mã. Dẫu sao, thế và lực của họ đã kém uy tín càng không thể đến được với dân. Hai họ này có thể theo đóm ăn tàn thì được, chứ chủ trì đại cục thì không.
Với các thủ lĩnh địa phương, không thấy có ai nổi bật, quân Hoa, đặc biệt là Hoằng Hạo quá giỏi trong phân hóa nhân dân và địa chủ, thương gia, cường hào, sĩ phu,… làm hai bên không có cơ hội đoàn kết nhất trí, tạo nên lực lượng có thể gây nguy hiểm. Không như khởi nghĩa Lam Sơn, địa chủ tuy có ruộng đất nhưng không được lòng dân, vì sự bóc lột họ thi hành theo chính sách của Hoằng Hạo đã làm dân chúng quanh họ bất mãn.
Nhưng Kiệt vẫn còn là trẻ con, mới 9 tuổi. Dù ở đây con trai rằng 16 tuổi đã coi như trưởng thành, thì vẫn còn hơn 7 năm nữa mới đủ tuổi. Trong thời gian này, một bậc minh quân có thể sẽ xuất hiện, có thể không. Một khi có người như thế xuất hiện, họ Hoàng, làng Bàng cần phải ra tay ngay ủng hộ ngay. Chính vì thế tích lũy tư bản vẫn là điều tối quan trọng. Tích lũy tư bản, không chỉ có riêng tiền, mà phải là người, là lương thực, là vũ khí và là vùng ảnh hưởng.
Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân chịu cũng xong- Hồ Chủ tịch đã nói như thế khi bàn về vấn đề lòng dân. Muốn lấy lòng dân- hay còn gọi là mị dân, phải dùng thủ đoạn tinh tế. Với dân vùng xuôi, đời sống không quá khó khăn, họ vẫn lo làm lo ăn, việc tự do độc lập là thứ chưa cấp thiết, cố gắng tuyên truyền lúc này chỉ có thể làm lộ việc.
Để chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám, Hồ Chủ tịch chủ yếu hoạt động tại núi rừng Việt Bắc, một là nơi xa xôi hiểm trở, gần đường biên giới, Pháp- Nhật khó lòng truy lùng được. Hai là dân miền núi nghèo khổ, cải cách của Việt Minh rất dễ dàng giải quyết được những khó khăn này, khiến lòng dân quy tụ. Ở đây, Kiệt cũng định hướng tới các sắc dân thiểu số sống trên miền ngược. Các sắc dân miền ngược, dân số không ít, văn hóa đa dạng, song điều kiện kinh tế khả năng phần nhiều là không thuận lợi. Giải quyết vấn đề kinh tế cho họ, sẽ giành được tấm lòng của họ.
Nghĩ cho rõ ràng như vậy, xong để biết được tình hình chuẩn xác, vẫn phải đích thân Kiệt lên thị sát. Chuyến đi này, Kiệt không định đi tay không, mà mang theo muối mà gạo để buôn bán. Miền ngược không có biển, trong điều kiện khoa học kĩ thuật có hạn như thời này, khoan muối mỏ là không thể thực hiện. Tức là dân trên đó thiếu muối. Còn gạo- thứ gạo này là gạo ngon, cứ đem lên, nếu họ thiếu gạo thì bán, không thì để ăn dọc đường cũng tốt.
Chuyến đi làn này, tất cả các họ trong làng đều có cử người đi cùng đề học tập và bảo vệ Kiệt, riêng hai họ Đào và Đỗ thì cho Đào Thùy Linh cùng Trần Phương Nhung đi dể chăm sóc Kiệt. Hai họ Đào và Đỗ từ lâu đã xem xét tới việc cưới gả của hai cô bé với Kiệt là điều tất nhiên. Còn Kiệt cũng không phản cảm, lấy một người vợ có thân quen cũng là điều dễ dàng hơn, nhất là khi tên này đã là FA đến khi chết trong kiếp trước.
Chuyến đi lần này,bố cậu đi cùng. Lúc này tuy Kiệt đã rất có uy tín với người làng, giống như chuyến này Kiệt vừa họp làng và bàn việc buôn bán với người miền ngược, dân làng đã nhất trí. Nhưng cậu còn nhỏ quá, với người ngoài khó lòng khiến họ tin phục. Nên trên danh nghĩa, bố cậu mới là tộc trưởng, chuyên giao thiệp với người khác.
Lần này đi, họ đi theo tuyến đường mòn dọc theo sông Hiên. Sông Hiên là dòng sông lớn nhất, tất nhiên sẽ có thượng nguồn. Dân ở đâu cũng thế, sống ắt gần nguồn nước, nên cứ đi men theo kiểu gì cũng tìm ra. Vừa đi Kiệt cũng vừa vẽ bản đồ để nhỡ mà nếu ăn hết một phần ba lương thực mang theo vẫn chưa tìm ra buôn làng nào, thì quay lại, lần sau lên tiếp.
Chuyến đi này, khiến Kiệt mở mang được rất nhiều điều, địa hình vùng núi, những cây trái khác lạ, đặc biệt vùng đất đỏ màu mỡ ở bên trên miền núi này mà dùng để trồng mấy cây công nghiệp như: mía, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su… thì tuyệt cú mèo. Nơi đây gần giống như Tây Nguyên của Việt Nam vậy. Có điều, ngoại trừ hồ tiêu ra các giống hạt ấy vẫn còn ở phương tây và tân thế giới– nếu lịch sử ở nơi đây không khác biệt lắm với lịch sử thế giới cũ. Mà dù có trồng hồ tiêu được thì cũng không có tàu buôn phương Tây nào cập cảng để cậu ta bán. Nói thì nhớ, thời Trịnh- Nguyễn phân tranh, khi tàu tây vào mua hồ tiêu, giá cả gần 1 ký hồ tiêu- 1 ký vàng. Nên chúa Trịnh cho trồng hồ tiêu rồi đem hạt hồ tiêu đi trả thay tiền mua súng.
Đồng thời, Kiệt cũng tiến hành xác định những khu đất nào có thể dùng để làm ruộng bạc thang, chỗ nào có thể trồng hồ tiêu, trồng cây công nghiệp trong trường hợp tìm được giống. Ngoài ra, rừng đầu nguồn cũng phải xác định trước, tránh việc phá rừng đầu nguồn làm lũ xảy ra, lợi bất cập hại. Một số công trình cần xây dựng để tiện cho việc phát triển về sau như cầu, cống, bến thuyền cũng đã được chú thích vào khảo sát kĩ càng.
Vào lúc gạo đã hết non một phần ba, họ chuẩn bị quay về thì bắt gặp một toàn người miền ngược đang đi săn nai. Nhìn những người miền ngược cơ bắp cuồn cuộn này, Kiệt phải công nhận rằng rõ ràng Nguyễn Nhạc đã rất thông minh khi mang họ vào đội ngũ khởi nghĩa của nhà Tây Sơn.
Ban đầu Kiệt cứ tưởng phải dùng ngữ cơ thể để giao tiếp, may mà tiếng miền ngược cũng không tới nỗi quá khó hiểu, trừ vài tiếng địa phương và âm khó nghe ra thì vẫn ổn. Mãi lúc sau Kiệt mới biết hóa ra việc thông thương giữa miền ngược miền xuôi đã có từ lâu, nên người thượng cũng biết nói tiếng xuôi. Biết rằng Kiệt muốn bán những thứ như gạo, muối, mà giá cả có thể thương lượng hoặc cho nợ,… tất cả người thượng đều vui vẻ. Họ mời đoàn người của cậu về buôn làng để gặp các vị già làng hoặc vua người thượng.
Con đường về buôn cũng khá vui vẻ, Kiệt nhân đó hỏi về tình hình trồng cấy, săn bắt, chăn nuôi ở trên này, xem dân làng cần gì không cần gì, có gì thừa thiếu hay là chưa biết cái hay để mua thì cậu tư vấn. Bằng những biện pháp này, Kiệt đã sơ bộ hiểu được tình hình ở trên này.
Chương 9: Tương lai
Sự thực là cuộc chiến mà Đại Hoa đang đánh không phải là một cuộc chiến lớn, các sắc dân du mục hoàn toàn không đủ sức chống lại sức mạnh quân sự mà Đại hoa sở hữu lúc này. Nhưng không chống được không có nghĩa họ thua, người du mục sống trên lưng ngựa, thắng thì bu lại, thua thì tản ra, đánh tan ra thì dễ, diệt sạch thì cực khó.
Sự thực là Đại hoa đã tiêu hao trên 20 triệu lạng bạc cho cuộc chiến này, mà vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Cứ nửa năm một trận nhỏ, 2 năm một trận lớn, tiêu hao của quốc khố Đại Hoa e là không chỉ dừng lại tại đây. Một khi Đại hoa còn có oai lực, dân Bách Việt còn tạm ổn. nhưng nếu có trận thua nào đó xảy ra, thì Bách việt sẽ gặp nạn. Trước tiên, Đại Hoa cần phải thắng thế lại bằng một cuộc chiến khác, hoặc cố đánh bại kẻ đã đánh bại họ, Bách Việt chắc chắn sẽ bị coi là nguồn lương thực và thuế má dồi dào tạm thời, và điều này sẽ làm Bách Việt nhanh chóng bị vắt cạn tiền tài. Thứ nữa các quốc gia người Cham Pa, rồi các nước như Ai Lao, Miến Điện, Nam Chiếu sẽ tấn công, vì họ đã thèm muốn Bách Việt hoặc một phần của Bách Việt từ lâu. Cuối cùng, các thế lực người Bách Việt sẽ cố nổi lên tự trị mà chưa có sự chuẩn bị gì, chỉ khiến tốn xương máu người dân nhiều hơn.
Một người biết lo bằng kho người hay làm, nên cậu bắt đầu suy tính. Muốn chiến thắng trong cuộc chiến giải phóng dân tộc, cần phải có đủ thế và lực trên cả hai phương diện chủ quan và khách quan. Chỉ cẩn đọc sử Việt Nam thôi cũng đủ thấy, những lần khởi nghĩa hay kháng chiến chống ngoại xâm đều là thế cả: so sánh giữa hai cuộc chiến đều phải đối mặt với quân Minh, nhưng kết cục của nhà Hậu Trần và nhà Lê Sơ lại khác nhau hoàn toàn.
Ở mặt khách quan, nhà Hậu Trần nổi lên khi quân Minh đang mạnh, toàn bộ nhà Minh từ trên xuống dưới có sự nhất trí với sách lược xâm lược Đại Việt, cho nên dù nhà Hậu Trần có vài trận thắng lớn, quân Minh vẫn cố chết bám giữ địa bàn. Trái lại, khi nhà Lê Sơ do Lê Lợi chỉ đạo đánh quân Minh, vua nhà Minh lúc này mới lên, nhà Minh phân hóa ra nhiều phe phái, không đồng lòng chủ chiến, nên sau những đòn đau, quân Minh chùn bước.
Về chủ quan, nhà Trần phạm nhiều sai lầm cấp chiến lược, mà tiêu biểu là vụ giết hai đại công thần Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân của Giản Định Đế Trần Ngỗi khiến thế đang thịnh trở nên suy, và sau đó dù có thắng lại mấy trận cũng khó lòng hùng mạnh như cũ. Hơn nữa những khi hành quân đánh ra bắc thường không những không đạt thành công mà còn hao tổn binh sĩ, tích tiểu thành đại, sự bại càng lúc càng nhiều. Còn nhà Lê Sơ, có đất Thanh Hóa cung cấp lương thực, đất Nghệ An cho binh sĩ mạnh mẽ không sợ chết, quân đánh tới đâu đều có dân ủng hộ. Hơn nữa, biết thế và lực của mình, nghĩa quân Lam Sơn tuyệt đối không đánh thành, mà chỉ vây thành diệt viện, nên lực lượng chủ lực được bảo toàn, lực lượng tân binh có thời gian phát triển.
So với nhà Hậu Trần,bất kể hai họ Dương hay Triệu đều không có cơ bằng vì họ Triệu tự tay rước giặc vào nhà, ho Dương thì thua to không còn sức lực nào bật lại. Hai họ ấy, họ Dương mất Tây Đô, phải trốn qua Ai Lao làm phỉ một vùng, quân Ai Lao cũng vì thấy họ quá nhỏ nên mặc kệ nếu không thì chắc chẳng tồn tại nổi. Họ Triệu thì còn chút uy tín với các thổ ty miền núi phía bắc, một mặt họ lén lút ở đó chiêu quân, lại cố liên lạc với người Nam Chiếu vay mượn tiền bạc chiến mã. Dẫu sao, thế và lực của họ đã kém uy tín càng không thể đến được với dân. Hai họ này có thể theo đóm ăn tàn thì được, chứ chủ trì đại cục thì không.
Với các thủ lĩnh địa phương, không thấy có ai nổi bật, quân Hoa, đặc biệt là Hoằng Hạo quá giỏi trong phân hóa nhân dân và địa chủ, thương gia, cường hào, sĩ phu,… làm hai bên không có cơ hội đoàn kết nhất trí, tạo nên lực lượng có thể gây nguy hiểm. Không như khởi nghĩa Lam Sơn, địa chủ tuy có ruộng đất nhưng không được lòng dân, vì sự bóc lột họ thi hành theo chính sách của Hoằng Hạo đã làm dân chúng quanh họ bất mãn.
Nhưng Kiệt vẫn còn là trẻ con, mới 9 tuổi. Dù ở đây con trai rằng 16 tuổi đã coi như trưởng thành, thì vẫn còn hơn 7 năm nữa mới đủ tuổi. Trong thời gian này, một bậc minh quân có thể sẽ xuất hiện, có thể không. Một khi có người như thế xuất hiện, họ Hoàng, làng Bàng cần phải ra tay ngay ủng hộ ngay. Chính vì thế tích lũy tư bản vẫn là điều tối quan trọng. Tích lũy tư bản, không chỉ có riêng tiền, mà phải là người, là lương thực, là vũ khí và là vùng ảnh hưởng.
Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân chịu cũng xong- Hồ Chủ tịch đã nói như thế khi bàn về vấn đề lòng dân. Muốn lấy lòng dân- hay còn gọi là mị dân, phải dùng thủ đoạn tinh tế. Với dân vùng xuôi, đời sống không quá khó khăn, họ vẫn lo làm lo ăn, việc tự do độc lập là thứ chưa cấp thiết, cố gắng tuyên truyền lúc này chỉ có thể làm lộ việc.
Để chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám, Hồ Chủ tịch chủ yếu hoạt động tại núi rừng Việt Bắc, một là nơi xa xôi hiểm trở, gần đường biên giới, Pháp- Nhật khó lòng truy lùng được. Hai là dân miền núi nghèo khổ, cải cách của Việt Minh rất dễ dàng giải quyết được những khó khăn này, khiến lòng dân quy tụ. Ở đây, Kiệt cũng định hướng tới các sắc dân thiểu số sống trên miền ngược. Các sắc dân miền ngược, dân số không ít, văn hóa đa dạng, song điều kiện kinh tế khả năng phần nhiều là không thuận lợi. Giải quyết vấn đề kinh tế cho họ, sẽ giành được tấm lòng của họ.
Nghĩ cho rõ ràng như vậy, xong để biết được tình hình chuẩn xác, vẫn phải đích thân Kiệt lên thị sát. Chuyến đi này, Kiệt không định đi tay không, mà mang theo muối mà gạo để buôn bán. Miền ngược không có biển, trong điều kiện khoa học kĩ thuật có hạn như thời này, khoan muối mỏ là không thể thực hiện. Tức là dân trên đó thiếu muối. Còn gạo- thứ gạo này là gạo ngon, cứ đem lên, nếu họ thiếu gạo thì bán, không thì để ăn dọc đường cũng tốt.
Chuyến đi làn này, tất cả các họ trong làng đều có cử người đi cùng đề học tập và bảo vệ Kiệt, riêng hai họ Đào và Đỗ thì cho Đào Thùy Linh cùng Trần Phương Nhung đi dể chăm sóc Kiệt. Hai họ Đào và Đỗ từ lâu đã xem xét tới việc cưới gả của hai cô bé với Kiệt là điều tất nhiên. Còn Kiệt cũng không phản cảm, lấy một người vợ có thân quen cũng là điều dễ dàng hơn, nhất là khi tên này đã là FA đến khi chết trong kiếp trước.
Chuyến đi lần này,bố cậu đi cùng. Lúc này tuy Kiệt đã rất có uy tín với người làng, giống như chuyến này Kiệt vừa họp làng và bàn việc buôn bán với người miền ngược, dân làng đã nhất trí. Nhưng cậu còn nhỏ quá, với người ngoài khó lòng khiến họ tin phục. Nên trên danh nghĩa, bố cậu mới là tộc trưởng, chuyên giao thiệp với người khác.
Lần này đi, họ đi theo tuyến đường mòn dọc theo sông Hiên. Sông Hiên là dòng sông lớn nhất, tất nhiên sẽ có thượng nguồn. Dân ở đâu cũng thế, sống ắt gần nguồn nước, nên cứ đi men theo kiểu gì cũng tìm ra. Vừa đi Kiệt cũng vừa vẽ bản đồ để nhỡ mà nếu ăn hết một phần ba lương thực mang theo vẫn chưa tìm ra buôn làng nào, thì quay lại, lần sau lên tiếp.
Chuyến đi này, khiến Kiệt mở mang được rất nhiều điều, địa hình vùng núi, những cây trái khác lạ, đặc biệt vùng đất đỏ màu mỡ ở bên trên miền núi này mà dùng để trồng mấy cây công nghiệp như: mía, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su… thì tuyệt cú mèo. Nơi đây gần giống như Tây Nguyên của Việt Nam vậy. Có điều, ngoại trừ hồ tiêu ra các giống hạt ấy vẫn còn ở phương tây và tân thế giới– nếu lịch sử ở nơi đây không khác biệt lắm với lịch sử thế giới cũ. Mà dù có trồng hồ tiêu được thì cũng không có tàu buôn phương Tây nào cập cảng để cậu ta bán. Nói thì nhớ, thời Trịnh- Nguyễn phân tranh, khi tàu tây vào mua hồ tiêu, giá cả gần 1 ký hồ tiêu- 1 ký vàng. Nên chúa Trịnh cho trồng hồ tiêu rồi đem hạt hồ tiêu đi trả thay tiền mua súng.
Đồng thời, Kiệt cũng tiến hành xác định những khu đất nào có thể dùng để làm ruộng bạc thang, chỗ nào có thể trồng hồ tiêu, trồng cây công nghiệp trong trường hợp tìm được giống. Ngoài ra, rừng đầu nguồn cũng phải xác định trước, tránh việc phá rừng đầu nguồn làm lũ xảy ra, lợi bất cập hại. Một số công trình cần xây dựng để tiện cho việc phát triển về sau như cầu, cống, bến thuyền cũng đã được chú thích vào khảo sát kĩ càng.
Vào lúc gạo đã hết non một phần ba, họ chuẩn bị quay về thì bắt gặp một toàn người miền ngược đang đi săn nai. Nhìn những người miền ngược cơ bắp cuồn cuộn này, Kiệt phải công nhận rằng rõ ràng Nguyễn Nhạc đã rất thông minh khi mang họ vào đội ngũ khởi nghĩa của nhà Tây Sơn.
Ban đầu Kiệt cứ tưởng phải dùng ngữ cơ thể để giao tiếp, may mà tiếng miền ngược cũng không tới nỗi quá khó hiểu, trừ vài tiếng địa phương và âm khó nghe ra thì vẫn ổn. Mãi lúc sau Kiệt mới biết hóa ra việc thông thương giữa miền ngược miền xuôi đã có từ lâu, nên người thượng cũng biết nói tiếng xuôi. Biết rằng Kiệt muốn bán những thứ như gạo, muối, mà giá cả có thể thương lượng hoặc cho nợ,… tất cả người thượng đều vui vẻ. Họ mời đoàn người của cậu về buôn làng để gặp các vị già làng hoặc vua người thượng.
Con đường về buôn cũng khá vui vẻ, Kiệt nhân đó hỏi về tình hình trồng cấy, săn bắt, chăn nuôi ở trên này, xem dân làng cần gì không cần gì, có gì thừa thiếu hay là chưa biết cái hay để mua thì cậu tư vấn. Bằng những biện pháp này, Kiệt đã sơ bộ hiểu được tình hình ở trên này.