- Trang chủ
- Top truyện
- Thể loại
- Truyện đã lưu
- Thêm truyện
Hiện tại Admin đang bán một số mẫu nước hoa để có thêm kinh phí phát triển Website, hy vọng được các bạn ủng hộ mua hàng TẠI ĐÂY. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xin cảm ơn rất nhiều!
Trời vào đông rét đậm, gió lạnh Thiên Tân ngấm vào xương, giống như thế cục hiện giờ.
Ngày đó quay về Lợi Thuận Đức, cô mới biết chuyện, Tạ Vụ Thanh hôm trước tâm tình xuống cấp uống rượu say, chính là vì nhìn thấy mấy chữ ‘Tuyên ngôn Ngoại Sùng Quốc Tín’ trong điện báo. Tờ tuyên ngôn này khiến ý định “bãi bỏ hiệp ước phản đế’ của bọn họ trở thành lời nói suông.
Nam bắc thống nhất một mối đã không thể nữa.
Hà Vị biết rõ, hai miền nam bắc nhất định phải chiến đấu một phen, e là bắc phạt cũng ngày càng gần.
Các tướng lĩnh theo Tạ Vụ Thanh đến đây, một nửa đã lên tàu hoả quay về Quảng Châu. Nửa kia tiếp tục ở lại để giải quyết hệ quả cho êm xuôi. Tạ Vụ Thanh ngày ấy sau khi rời khỏi nhà của thầy, đã đi thẳng đến Phụng Thiên.
Anh vẫn như cũ, để lại một phó quan ở Lợi Thuận Đức bảo vệ cô. Phó quan kia âm thầm nói cho Hà Vị biết, thì ra hai ngày đó tướng quân vốn nên nghỉ ngơi, lại ngồi tàu suốt đêm quay về, cách một ngày tiếp tục ngồi tàu cả tối để trở lại. “Lâm phó quan nói, khi tướng quân về đều không nỡ ngủ, nhìn thấy cô hai liền vui vẻ”.
Cô hối hận vì sao đêm đó không nhận ra anh đang mệt mỏi, có thể để anh ngủ nhiều thêm một chút.
Đồng liêu của anh đều rời đi hết cả, còn cô vẫn từng ngày đợi anh từ Phụng Thiên trở về. Đến gần cuối tháng, cô thật sự không thể chờ thêm nữa, Hà Vị gửi điện báo qua cho anh, chỉ có ngày tháng và lịch tàu rời bến, cũng chính là thời gian cô về kinh.
Tạ Vụ Thanh gửi điện báo hồi âm, chỉ có bốn chữ: “Tuế hàn [1], bảo trọng”.
[1] Tuế hàn là thời điểm lạnh nhất năm
Hà Vị sau khi nhận điện báo của anh thì suy ngẫm hồi lâu, cũng không chắc anh có quay lại, theo cô trở về kinh hay không.
Ngày cô đi ngay dịp năm mới, rời ga tàu ở Thiên Tân. Giám đốc văn phòng của vận tải đường thuỷ Hà gia ở Thiên Tân là được điều từ Bắc Kinh tới, cũng có giao tình mấy năm với Hà Vị, đã quen với bộ dạng ôn hòa điềm đạm của cô, lúc này thấy tâm tình cô trước sau không tốt, đoán có lẽ cô hai đang gặp chuyện buồn lòng, cố ý sắp xếp màn tiễn biệt long trọng, mời đến tận bảy tám vị giám đốc, vây quanh cô chính giữa, hấp dẫn không ít ánh mắt hiếu kỳ của người qua đường trên sân ga.
Hà Vị lúc trước làm việc luôn cố diễn sao cho càng nhiều người biết đến cô càng tốt. Cô tuổi nhỏ, tư lịch yếu, cần dùng rất nhiều thủ đoạn khác thường để nổi tiếng. Mà mấy năm nay tên tuổi của cô trong giới làm ăn không ít kẻ nhận ra, đối với bên ngoài cô càng ít phô trương thanh thế, lần này bị giám đốc cố ý sắp xếp một màn này, ngược lại có chút mất tự nhiên.
Khi cô bắt gặp Tạ Vụ Thanh, thì Tạ Vụ Thanh từ sớm đã nhìn thấy cô.
Bên cạnh anh lúc này rất ít người, chỉ có một vị tướng lĩnh, cùng Lâm Kiêu và ‘đọc sách’ đi theo, còn lại là hai mươi mấy sĩ quan trung cấp và các lão binh. Hà Vị vừa trông thấy anh đã cười rộ lên, ánh mắt Tạ Vụ Thanh cùng cô giao hoà, một mình đi tới cạnh chỗ cô.
Giám đốc văn phòng không biết người này là thần thánh phương nào, nhưng thấy trên môi Hà Vị treo một nụ cười, liền biết điều lên tiếng: “Cô hai, đi đường bình an”. Nói xong, hắn dẫn theo người rời khỏi sân ga.
Hai tay Hà Vị đút trong túi áo khoác, mặt giấu vào cổ áo xù lông, nhìn thấy anh đi tới trước mặt mình, tim đập cực kỳ chậm: “Tạ tướng quân đi đâu?”
“Tất nhiên là về Nam”.
Cô bị hai từ “về Nam” đâm vào người, ý cười cứng lại.
Tạ Vụ Thanh nhìn mặt cô, lại nói tiếp: “Có điều nghe nói cô hai ngồi chuyến tàu này, nên cố ý đổi vé, định ở lại kinh thành đón năm mới rồi đi sau”.
Anh chưa bao giờ nói đến chuyện đón năm mới…
“Em còn tưởng rằng, anh phải đi ngay lập tức”. Cô thở ra khói trắng, phả vào một bên mặt, khi dày khi mỏng.
Tạ Vụ Thanh cười, ngẩng đầu nhìn cầu vượt dành cho hành khách trên sân ga, dịu dàng nói: “Ít nhất cũng muốn ăn tết cùng em”.
Đường sắt Tân Phổ là tuyến đường sắt nối liền nam bắc, vì thế nên rất đông khách, ở chốn đông người, bọn họ không thể nói quá nhiều chuyện quan trọng. Sáng sớm ngày đông ánh sáng xanh trắng chiếu rọi, Hà Vị cùng anh ngắm nhìn bầu trời: “Đáng tiếc là đường sắt chỉ có thể xây dựng vì quốc gia”, nếu không thì cũng xây dựng vì quân phiệt, “Không bằng sau này chờ em kiếm đủ tiền, già rồi, sẽ xây dựng một tuyến đường sắt xuyên bắc nam”.
Tạ Vụ Thanh quay đầu lại, nhìn Hà Vị.
“Em thật sự đã nghĩ tới”. Hà Vị nghiêm túc nói.
Từ Quý Châu đến Bắc Kinh, không, là từ cực nam đến cực bắc, một đường xuyên tỉnh.
Về già nếu có thể đi một chuyến như thế, cũng coi như an ủi những tướng sĩ vì nó mà trả giá hết thảy.
Đến lúc đó, khi các tướng sĩ lão thành ngồi trên tàu hoả, nhìn ra phong cảnh ven đường không ngừng thụt về sau, chạy suốt mấy ngày mấy đêm thì thật tốt. Có điều… chỉ sợ tới ngày ấy, toa tàu đều trống không.
Sau khi lên tàu, cô cùng Tạ Vụ Thanh bước vào một toa độc lập.
Lâm Kiêu mở cửa phòng riêng giúp họ, bên trong có lót thảm sàn, cạnh cửa sổ có hai chỗ kê ghế sô pha, phía bắc có một cái giường nghỉ. Trước khi họ lên tàu, ‘đọc sách’ và Lâm Kiêu đã kiểm tra toàn bộ phòng vệ sinh cùng khắp mọi ngóc ngách xung quanh. Đợi sau khi bọn họ đóng cửa, Hà Vị liền cởi áo khoác, Tạ Vụ Thanh đứng phía sau vươn tay nhận lấy, giúp cô treo áo lên cái giá trên thành tàu.
Hà Vị nghĩ đến việc có thể ở chung với anh suốt thời gian dài liền vô cùng vui vẻ, xoay người, nhìn chằm chằm mặt anh bật cười.
Tàu hoả từ từ lăn bánh, âm thanh nghiền nát dưới đường ray lấp đầy cả toa.
Cô thấy anh kéo rèm cửa xuống, ngăn lại phong cảnh bên ngoài, cô muốn ôm anh, lại ngại cửa toa tàu không khoá, nên chỉ nghĩ mà thôi.
“Không ai vào đâu”, anh nhìn thấu tâm tư cô, “Nhiều năm dẫn binh, trị lính dưới tay mình vẫn rất nghiêm”.
Tạ Vụ Thanh thấy ánh mắt cô mờ mịt, đoán cô có lẽ đang nhớ lại đêm đó hai người dịu dàng tâm sự thế nào.
Trên chuyến tàu đến Phụng Thiên, từ đầu chí cuối anh vẫn nghĩ về tối hôm ấy. Người của cô, cơ thể đó, còn có dáng vẻ khi ngủ của cô nữa.
Đáng tiếc trong toa tàu không phải một chỗ tốt để thân mật, trên đường đi thường xuyên xóc nảy, lúc nào cũng có thể bị người khác bắn lén. Anh kéo rèm cửa là vì giữ an toàn. Chỉ là anh không muốn nói rõ, không định khiến Vị Vị cả đoạn đường đều lo lắng bất an.
Tàu hoả lắc lư, Hà Vị cùng anh lần lượt ngồi vào chỗ.
Trong tay Tạ Vụ Thanh là bức điện báo hôm nay phó quan nhận được cùng mấy tờ báo mới mua ở Thiên Tân. Hiện giờ nghiệp báo hưng thịnh, các tờ báo lớn nhỏ xuất hiện khắp nơi cũng không ít, mỗi chỗ đều có cái hay riêng, anh hiếm khi đến Kinh Tân một chuyến, mỗi ngày đều đọc vài lần, cũng giúp anh hiểu rõ thêm về tình hình biến động của chính phủ Bắc Dương.
“Còn tưởng anh không kịp quay lại”. Cô nói.
“Không quay lại, sợ có kẻ tranh giành đi lĩnh cháo cầu phúc với cô hai đây”. Anh cười.
Cả ngày nay cô chỉ lo quan tâm đến chuyện anh có xuất hiện không, thế mà quên mất ngày mai là mùng 8 tháng Chạp.
Hôm nay là đầu năm mới, ngày mai là mùng 8 tháng Chạp, ngày mốt là sinh nhật cô.
Rất nhiều năm sau, khi cô nhớ về năm mới 1925 này, vẫn còn cảm thán thật trùng hợp, ba ngày lành liên tiếp nhau.
Trên đường đi, thỉnh thoảng ngoài toa tàu vang lên tiếng gọi, có người muốn gặp thiếu tướng quân, người ngoài cửa đều chỉ đáp lại giống nhau: Đang nghỉ ngơi. Tàu dừng mấy lần, mà cửa toa tàu chỉ kéo ra đúng một lần duy nhất, Lâm Kiêu đích thân đưa thư tay, Hà Vị nhìn thấy trên bìa thư viết “Đọc xong tiêu huỷ”, có nghĩa là thứ quan trọng, xem xong thì lập tức đốt để huỷ đi.
Anh đọc thư, còn cô thì nhìn anh. Chờ anh trả thư cho Lâm Kiêu.
Cô ngồi trong toa tàu xóc nảy, không ngừng cảm khái nhìn anh: “Lúc anh ở phương Nam, em thường tiếc nuối vì không biết nhiều về anh”.
Tạ Vụ Thanh nhìn vào mắt cô: “Hiện tại tìm hiểu, vẫn còn kịp”.
Cô thì thầm: “Anh thích ăn món gì?”
Anh ngẫm nghĩ trả lời: “Lúc trước thích ăn món quê nhà, mấy năm nay ăn không nhiều nữa. Trong chế độ ăn uống cũng khá kiêng kị”.
“Ngày thường anh dậy lúc nào, bao lâu thì ngủ?”
“Mỗi năm đều hành quân, ngủ thức không có quy luật cụ thể. Cho dù có ngủ, cũng không thể sâu giấc”.
Đêm đó ôm cô ngủ, chỉ cần cô hơi cựa mình, anh sẽ tỉnh dậy. Cuối cùng anh dứt khoát không ngủ nữa, chỉ nằm tựa vào đó, trong đầu không ngừng vẽ ra bản đồ đông chinh chiến đấu, tự mình bày binh bố trận. Sau đó mấy ngày nhàn rỗi ở Phụng Thiên, anh nghĩ đến ngày sau khi hai người ngủ cùng giường cũng là một chuyện nan giải, có điều vấn đề là ở bản thân anh, không phải do Vị Vị, nên cần từ từ điều hoà lại.
“Trước khi vào Bảo Định, anh học trường gì?”
“Trường học Quan Triều”, anh đáp, “Hiện giờ không thấy nữa”.
Tạ Vụ Thanh nhớ lại kể: “Khi đó trong trường, thường có nhiều giáo viên ở khắp nơi đến, họ mang rất nhiều báo về phản Thanh và cách mạng dân chủ. Trong nhà cũng có mời đến một giáo viên dạy anh về lịch sử và địa lý các quốc gia nước ngoài. Lớn hơn mười tuổi thì vào quân đội để cha anh huấn luyện, sau đó đến Bảo Định”.
“Hai anh trai của anh cũng như thế sao? Lúc còn nhỏ cũng vào quân đội huấn luyện”.
Anh gật đầu: “Cha anh cả đời chiến đấu trên lưng ngựa, làm người đơn giản, gia huấn cũng chỉ có tám chữ: Con cháu tòng quân, tận trung vì nước”.
“Mẹ anh không đau lòng sao? Nhất là…” Nhất là cả nhà anh đều thật sự tận trung hết mình.
“Lần nào cũng vô cùng khổ sở”. Anh thấp giọng.
Tàu lần nữa lăn bánh.
“Còn có chuyện này”.
Tạ Vụ Thanh chờ cô hỏi.
Cô thủ thỉ với anh: “Trước đây anh từng có bạn gái chưa? Là kiểu chính thức ấy”.
Anh sống suốt hai mươi bảy năm không có quan hệ gì với cô, trải qua quá nhiều mùa xuân ấm áp cùng trời thu mát mẻ, hạ nóng đông lạnh. Tuy Tạ Vụ Thanh từng đại khái kể cho cô nghe phần lớn mọi việc, nhưng lại chưa từng nhắc chi tiết liên quan đến tình cảm.
Thế mà anh thật sự đang hồi tưởng.
Cần phải nhớ lâu vậy sao? Có rất nhiều à?
“Năm anh mười tám tuổi, chị hai có sắp xếp để anh gặp gỡ một cô gái”, năm ấy là lúc danh tiếng anh vang dội nhất, “Sau này, cha của cô ta lập kế hoạch ám sát anh, sau nữa thì anh đến Nam Dương”.
…
Cô giống như vô ý cắn phải một quả mơ chua, chua đến răng ê ẩm.
“Gặp nhau vài lần ư?” Cô chua chua hỏi.
“Hai lần”.
“Cô ấy thích anh sao? Thật sự rất thích?”
“Cũng không rõ lắm”. Anh vậy mà đáp lại cô.
Chắc là thích. Thiếu tướng quân Tạ gia quyền uy một phương, công lao sự nghiệp vừa mới bắt đầu. Năm anh mười tám tuổi, khí phách hiên ngang đến thế, chỉ cần nhìn thấy bộ dáng anh lúc đó, muốn không động lòng cũng khó… Hơn nữa anh còn là vị hôn phu mà hai nhà đã thương lượng kỹ càng.
Tàu hoả hú còi hai tiếng, chậm rãi dừng lại trong một sân ga nhỏ tí vốn không có trong hành trình.
Tiếng gõ cửa phá vỡ bọn họ.
Lâm Kiêu bước vào, thấp giọng báo cáo: “Là vị thư ký tiên sinh kia”.
Tạ Vụ Thanh suy nghĩ một chút, gật đầu bảo người dẫn vào. Hà Vị trông thấy một người đàn ông xa lạ đeo kính bước tới, cô duỗi tay, âm thầm hỏi mượn Tạ Vụ Thanh một tờ báo. Tạ Vụ Thanh liền lấy cho cô xấp “Kinh báo”, ngoài toa tàu có bóng dáng một người đàn ông khác lặng lẽ đứng yên, Hà Vị đưa tay nhận tờ báo được một nửa thì hơi khựng lại. Là Triệu Ứng Khác.
Ngày đó trước khi rời khỏi nhà chú chín, thím đã nói với cô, Triệu Ứng Khác lần này đến Thiên Tân mang thân phận là một trong những đại biểu đàm phán, đặc biệt được căn dặn tiếp đãi Tạ Vụ Thanh cùng các tướng lĩnh kia. Vì hắn cũng là cháu rể của chú chín nên lúc đi công tác tiện đường mang theo lễ vật mừng năm mới đến nhà chú chín, muốn chúc Tết trước.
Thím nói những chuyện này, xong liền dò hỏi cô có còn để ý quá khứ với Triệu Ứng Khác không.
Chuyện của cô và Triệu Ứng Khác, hình như đều phải giải thích rõ ràng một phen với từng người. Thật ra ngoại trừ kiện tụng với cha ruột và đăng báo đoạn tuyệt quan hệ với gia đình, mỗi một lời đồn đãi trên người Hà Vị đều không giống vẻ bên ngoài.
Lúc trước khi Triệu Ứng Khác mạo hiểm vòng một đường từ Nhật Bản đến Nam Dương đưa cô về nước, không lâu sau truyền đến tin anh trai cô qua đời. Lúc này Triệu Ứng Khác lập tức cùng người nhà âm thầm bàn chuyện hôn ước, Triệu gia đối với Hà Vị cũng không có ấn tượng xấu gì, hai người lại quen biết từ nhỏ, nên bàn bạc với Hà Tri Hành, chờ khi cô tròn mười bảy tuổi sẽ tổ chức kết hôn.
Mối hôn sự vốn không một gợn sóng, cho đến khi Hà Vị quyết tiệt cùng Hà gia, ầm ĩ khiến cả thành xôn xao, Triệu gia liền kín đáo phê bình. Ý tứ của Triệu gia chính là, trong bách thiện lấy chữ hiếu làm đầu, Hà Vị làm thế thật sự khiến nhà chồng tương lai mất hết mặt mũi, cần phải đăng báo nhận sai. Hà Vị tất nhiên không chịu. Sự việc giằng co đến khi cô đủ mười bảy tuổi, Hà Vị lấy ra một bản hiệp định thuộc sở hữu tài sản do luật sư soạn thảo, bên trên ghi vô cùng rõ ràng của hồi môn có bao nhiêu, số còn lại đều thuộc về hậu nhân của phòng thứ Hà gia, không hề liên quan gì đến nhà họ Triệu. Bản hiệp định sở hữu tài sản kinh thiên động địa này vừa xuất hiện đã khiến cha của Triệu Ứng Khác vô cùng tức giận, Triệu gia nhà họ cũng không phải kẻ tham tài, nhưng loại hành vi này của Hà Vị trước đây chưa từng thấy, làm mặt mũi cha Triệu Ứng Khác như bị người ta chà đạp, cho rằng con dâu tương lai ngầm nhận định Triệu gia có mưu đồ độc chiếm cơ nghiệp vận tải đường thuỷ của Hà gia…
Trước tiên là đăng báo đoạn tuyệt quan hệ với bậc cha chú trong dòng tộc, sau lại đến một tờ hiệp nghị, làm cha Triệu Ứng Khác không tài nào tiếp nhận được người con dâu tương lai này. Cho dù Triệu Ứng Khác muốn ký vào phần hiệp nghị, cha hắn cũng nhất quyết không cho phép cưới Hà Vị. Triệu Ứng Khác không muốn buông tay, một hồi tranh chấp không có kết quả.
Cô thấy Triệu Ứng Khác vô cùng khổ sở, liền nói, không bằng quên chuyện hôn sự đi.
Đêm đó ngồi trong thư phòng ở tây viện, Triệu Ứng Khác nghe xong lời cô, không lên tiếng, ước chừng ngồi hơn nửa tiếng đồng hồ, uống mấy hớp trà lạnh liền rời đi. Nửa tháng sau, hắn bảo một gã sai vặt trong nhà đến truyền lời, nói rằng hôn sự đã giải quyết ổn thoả, chỉ có một tâm nguyện duy nhất, mong được sống ở Hà gia cùng cô trong ba ngày.
Hà Vị cảm thấy mình đã phụ lòng hắn, dù biết chuyện này tất sẽ làm dấy lên đồn đãi không hay, nhưng vẫn đồng ý. Ba ngày đó, hai người không làm bất cứ chuyện gì vượt lễ nghĩa, chỉ giống như lúc ở Nam Dương, cùng nhau ăn cơm, cùng nhau đọc sách, xem báo, mạnh ai nấy bận chuyện người ấy, xong việc thì tự đi nghỉ ngơi.
Cô thậm chí còn không biết vì sao Triệu Ứng Khác lại đính hôn với chị gái mình. Nhưng chị cô từ nhỏ đã thích hắn, cô cũng sớm nghe chú chín nhắc qua.
Nào là Triệu Ứng Khác vứt bỏ cô, chọn Hà Chí Trăn, còn có Hà Chí Trăn nằm nhà khóc lóc… những lời đồn đãi đó, đều là kiệt tác của Hà gia, vì muốn nâng cao danh tiếng của con gái lớn mà hạ thấp Hà Vị. Cô không đào sâu suy nghĩ chuyện này, chỉ muốn tránh né căn nhà đó càng xa càng tốt.
Nhưng đối với Triệu Ứng Khác, cô luôn có cảm giác mắc nợ hắn.
Sau lại thêm chuyện Ngọc Như Ý. Bởi vì cứu Triệu Ứng Thăng khiến hắn hiểu lầm cô, cô cũng không quá tức giận với hắn.
Hà Vị khẽ gật đầu với Triệu Ứng Khác, xem như chào hỏi, rồi lật xem báo của mình. Cô nhìn chằm chằm một bài quảng cáo đến ngẩn người, “Hàng nội trứ danh, có thể mua một cái dùng thử, còn hơn mua nhiều xà phòng ngoại để dùng”… Đây là vì chống Nhật mà kêu gọi làn sóng sử dụng hàng quốc nội, dần phổ biến trở thành một câu tuyên truyền.
“Thì ra tướng quân thích đọc ‘Kinh báo”, thư ký tán gẫu, “Chủ biên của tờ báo này rất sùng bái Cách mạng Tháng Mười, còn từng mắng vài nhân vật lớn”. Kinh báo Bắc Kinh, Trình báo Thượng Hải, hai tờ báo nổi tiếng nhất, không chút lưu tình mà công kích trực diện chính phủ quân phiệt.
“Nếu làm việc có căn cứ, sợ gì lời người khác nói”. Tạ Vụ Thanh đánh giá một câu.
Thư ký ghé sát vào tai Tạ Vụ Thanh, thì thầm hai lời.
Tạ Vụ Thanh hơi trầm ngâm, hắn nhẹ giọng bảo Hà Vị: “Em ở đây đợi anh”. Ý tứ chính là cô đừng ra khỏi toa tàu này.
Tạ Vụ Thanh đứng dậy, bước theo thư ký rời đi.
Triệu Ứng Khác ngược lại không nhúc nhích, hắn đứng ở cửa phòng, lo lắng Tạ Vụ Thanh đi rồi, một mình Hà Vị ngồi trong này liệu có nguy hiểm không. Bình thường thì thôi, nhưng hôm nay cô lại ngồi trong phòng riêng của Tạ Vụ Thanh.
Tạ Vụ Thanh nhìn thoáng qua Triệu Ứng Khác, rời khỏi toa tàu trước, Lâm Kiêu đứng một bên thấp giọng nói với Triệu Ứng Khác: “Người của tướng quân sẽ bảo vệ cô hai, không nhọc công Triệu tiên sinh lo lắng”.
Lâm Kiêu tỏ ý đuổi khách, Triệu Ứng Khác nghe ra được. Hắn ngẫm lại thấy mình quả thật quan tâm quá mức rồi, Tạ Vụ Thanh ra Bắc mấy ngày nay làm không ít đại sự, cuối cùng vẫn bình an trở về, chẳng lẽ không còn không bảo vệ được Vị Vị? Hắn cười tự giễu rồi cũng bỏ đi.
Vị thư ký kia là nhân tinh [2], lặng lẽ quan sát cô gái đang nghiêng người dựa vào sô pha đọc báo, đoán cô chính là… tình cũ của Tạ tướng quân và hôn thê trước đây của Triệu tiên sinh. Này đúng là trùng hợp.
[2] “Nhân tinh”, ý chỉ một người có khả năng quan sát thời cuộc, đặc biệt là khả năng tính kế, cư xử khôn khéo, không dễ bị lừa và không để bản thân chịu thiệt
Hà Vị sớm đã quen với việc tàu dừng vô cớ, không cảm thấy khác thường.
Tàu hoả một khi đi xuyên tỉnh sẽ tiến vào lãnh địa của những người khác nhau, thường bị buộc phải dừng tại sân ga nhỏ để chờ kiểm tra. Tính ra, hai chỗ Kinh Tân bởi vì liên quan chặt chẽ nên cũng xem như nối liền một chặng đường thông thuận.
Nơi này là giao giới giữa Kinh Tân.
Đám người Tạ Vụ Thanh đi về phía một khung đường sắt bỏ hoang nằm sau sân ga nhỏ, ở đó đỗ một chiếc xe tải, người trên xe tải đều là sĩ quan cùng binh lính ở quan ngoại. Mà người Tạ Vụ Thanh dẫn theo lại đang giằng co với họ.
Giữa hai phe có một người đang ngồi đó, tay chân bị trói chặt, miệng bịt kín, đúng là lúc Tạ Vụ Thanh đến Phụng Thiên làm việc quan trọng đã sai người bắt về. Kẻ này ngày xưa là chủ mưu tính toán ám sát Triệu Dư Thành, sau khi phe Trực hệ đại bại vẫn luôn lẩn trốn ở vùng quan ngoại. Chuyến này Tạ Vụ Thanh xuất quan, thuận lợi bắt người áp giải về, mang đến Thiên Tân, đổi lên chuyến tàu hoả này.
Đám quan quân trên xe tải đường xá xa xôi đuổi theo, chỉ vì muốn đoạt người về.
Lúc ở Phụng Thiên, Tạ Vụ Thanh cùng tư lệnh bọn họ đã đàm phán ổn thoả, đối phương vì giữ thể diện, hiên ngang lẫm liệt thả người đi, sau lại lén lút sai người ngăn cản vài lần muốn bắt về, nhưng không cướp được. Mắt thấy tàu hoả sắp vào địa phận Bắc Kinh, càng đi về phía Nam, bọn họ càng không có hy vọng.
Thế nên bọn họ liều một phen, ngăn cản ở đây, bày ra trận thế nhất định phải cướp được người về.
Thư ký đứng một bên cười giả lả: “Ngày ấy chúng tôi ở Phụng Thiên đã đắc tội nhiều, mọi người đều tưởng thiếu tướng quân bắt nhầm người… Sau đó điều tra, mới phát hiện chuyện của tham mưu Triệu Dư Thành. Cái này cũng khó trách, khó trách thiếu tướng quân lại làm khó dễ một nhân vật nhỏ bé như thế”.
Thư ký thấy Tạ Vụ Thanh không nói lời nào, lại tiếp tục: “Tham mưu Triệu Dư Thành vì nước vì dân, bị hại chết oan uổng, người này chúng tôi quả thật khó giữ lại. Chỉ là… vẫn muốn nói nhiều một câu, vị này là thân thích của tư lệnh”.
Thư ký nhấn mạnh hai chữ cuối cùng, nhìn chằm chằm Tạ Vụ Thanh.
Tạ Vụ Thanh hơi gật đầu: “Lâm Kiêu”.
Anh không hành quyết ngay tại quan ngại, chính là vì không muốn làm mọi chuyện quá tuyệt tình. Hiện giờ anh đã vào đến đây, nếu muốn người, cũng chỉ còn lại một con đường duy nhất.
Sau lưng Lâm Kiêu có hai khẩu súng, hắn tháo một khẩu ra, đưa cho Tạ Vụ Thanh.
“Đưa áo khoác cho tôi”. Tạ Vụ Thanh nói.
Lâm Kiêu ngầm hiểu, liền cởi áo khoác ngoài đưa cho Tạ Vụ Thanh. Hắn biết tướng quân không muốn cô hai nghe thấy tiếng súng, nên muốn tìm thứ gì đó cách âm.
Thư ký nhìn Tạ Vụ Thanh nhận súng, vội vàng khuyên can: “Thiếu tướng quân xin hãy cẩn thận nghĩ lại, hà tất vì một người thấp cổ bé họng mà đắc tội lão tư lệnh? Người chết cũng đã chết, sau khi chết còn sót lại gì chứ? Chi bằng kết giao thêm một người bạn sẽ có đường sống, hà cớ lại ầm ĩ ra nông nỗi ta chết ngươi sống thế này?”
“Vạn sự quý nhất là nghĩa”, Tạ Vụ Thanh cho súng lên nòng, “Đại nghĩa quốc gia, tình nghĩa đồng bào, đều là những lời lập thân lập mệnh cơ bản của một tướng soái. Triệu tham mưu vì đại nghĩa quốc gia mà chết, lại là đồng bào của tôi, nếu các người là tôi, làm sao để chọn?”
Anh dùng quần áo của Lâm Kiêu quấn vào tay và nòng súng.
Thư ký nào dám ngăn cản một vị danh tướng bước ra từ núi biển nhuộm đầy máu tươi, theo bản năng lùi về sau hai bước, kinh hãi nhìn phía các sĩ quan đứng cách đó không xa. Trong số quan quân có người rút súng, có người bị đồng liêu đè lại, tư lệnh đã dặn dò “đoạt người không để mất hoà khí, dù có bị thương vài tên cũng không sao, đừng để động gân động cốt ầm ĩ căng thẳng là được”…Mọi người bỗng dưng không có kế sách đối phó, không nghĩ tới Tạ Vụ Thanh lại quyết đoán như vậy, đích thân xử tử.
Họng súng của Tạ Vụ Thanh đối diện người nọ, nhìn thẳng vào cặp mắt run rẩy hoảng sợ kia, nhẹ nhàng nói: “Đường xuống Hoàng Tuyền đừng quay đầu lại, kiếp sau làm một người đường hoàng chân chính”.
Một tiếng súng nặng nề chìm trong tiếng còi hơi phản lực của tàu hoả. Sống lưng người bàng quan như Triệu Ứng Khác cũng phải cứng đờ.
Giống như có mùi vị của máu, xen lẫn trong gió thoảng.
Tạ Vụ Thanh quay lại toa tàu, sai Lâm Kiêu bưng một chậu nước lạnh tới.
Lâm Kiêu như thường lệ đổ vào chậu đồng một ít canh thuốc đông y đã nấu chín. Tạ Vụ Thanh cẩn thận rửa sạch hai tay, kéo cửa toa tàu. Nhìn thấy cô gái đang ngồi trên sô pha đã lật sang một tờ báo khác. Hà Vị nhận ra Tạ Vụ Thanh trở về, trong mắt lấp lánh, nằm sấp trên tay vịn sô pha, ôn nhu nói: “Đồ ăn trên tàu không tệ lắm, sau này anh nếm thử đi”.
Anh mỉm cười, nhẹ gật đầu: “Được”.
Tạ Vụ Thanh ngồi xuống một cái sô pha khác, khí lạnh trên người vẫn chưa tan.
Hà Vị muốn nắm tay anh, lại bị anh nhẹ nhàng rụt lại, dịu dàng nói: “Bên ngoài gió lớn, tay lạnh rồi”.
Dứt lời, anh lại bổ sung thêm: “Sợ làm em lạnh”.
Anh không muốn cô chạm vào đôi bàn tay vừa tước đi tính mạng người khác.
— HẾT CHƯƠNG 24 —
Ngày đó quay về Lợi Thuận Đức, cô mới biết chuyện, Tạ Vụ Thanh hôm trước tâm tình xuống cấp uống rượu say, chính là vì nhìn thấy mấy chữ ‘Tuyên ngôn Ngoại Sùng Quốc Tín’ trong điện báo. Tờ tuyên ngôn này khiến ý định “bãi bỏ hiệp ước phản đế’ của bọn họ trở thành lời nói suông.
Nam bắc thống nhất một mối đã không thể nữa.
Hà Vị biết rõ, hai miền nam bắc nhất định phải chiến đấu một phen, e là bắc phạt cũng ngày càng gần.
Các tướng lĩnh theo Tạ Vụ Thanh đến đây, một nửa đã lên tàu hoả quay về Quảng Châu. Nửa kia tiếp tục ở lại để giải quyết hệ quả cho êm xuôi. Tạ Vụ Thanh ngày ấy sau khi rời khỏi nhà của thầy, đã đi thẳng đến Phụng Thiên.
Anh vẫn như cũ, để lại một phó quan ở Lợi Thuận Đức bảo vệ cô. Phó quan kia âm thầm nói cho Hà Vị biết, thì ra hai ngày đó tướng quân vốn nên nghỉ ngơi, lại ngồi tàu suốt đêm quay về, cách một ngày tiếp tục ngồi tàu cả tối để trở lại. “Lâm phó quan nói, khi tướng quân về đều không nỡ ngủ, nhìn thấy cô hai liền vui vẻ”.
Cô hối hận vì sao đêm đó không nhận ra anh đang mệt mỏi, có thể để anh ngủ nhiều thêm một chút.
Đồng liêu của anh đều rời đi hết cả, còn cô vẫn từng ngày đợi anh từ Phụng Thiên trở về. Đến gần cuối tháng, cô thật sự không thể chờ thêm nữa, Hà Vị gửi điện báo qua cho anh, chỉ có ngày tháng và lịch tàu rời bến, cũng chính là thời gian cô về kinh.
Tạ Vụ Thanh gửi điện báo hồi âm, chỉ có bốn chữ: “Tuế hàn [1], bảo trọng”.
[1] Tuế hàn là thời điểm lạnh nhất năm
Hà Vị sau khi nhận điện báo của anh thì suy ngẫm hồi lâu, cũng không chắc anh có quay lại, theo cô trở về kinh hay không.
Ngày cô đi ngay dịp năm mới, rời ga tàu ở Thiên Tân. Giám đốc văn phòng của vận tải đường thuỷ Hà gia ở Thiên Tân là được điều từ Bắc Kinh tới, cũng có giao tình mấy năm với Hà Vị, đã quen với bộ dạng ôn hòa điềm đạm của cô, lúc này thấy tâm tình cô trước sau không tốt, đoán có lẽ cô hai đang gặp chuyện buồn lòng, cố ý sắp xếp màn tiễn biệt long trọng, mời đến tận bảy tám vị giám đốc, vây quanh cô chính giữa, hấp dẫn không ít ánh mắt hiếu kỳ của người qua đường trên sân ga.
Hà Vị lúc trước làm việc luôn cố diễn sao cho càng nhiều người biết đến cô càng tốt. Cô tuổi nhỏ, tư lịch yếu, cần dùng rất nhiều thủ đoạn khác thường để nổi tiếng. Mà mấy năm nay tên tuổi của cô trong giới làm ăn không ít kẻ nhận ra, đối với bên ngoài cô càng ít phô trương thanh thế, lần này bị giám đốc cố ý sắp xếp một màn này, ngược lại có chút mất tự nhiên.
Khi cô bắt gặp Tạ Vụ Thanh, thì Tạ Vụ Thanh từ sớm đã nhìn thấy cô.
Bên cạnh anh lúc này rất ít người, chỉ có một vị tướng lĩnh, cùng Lâm Kiêu và ‘đọc sách’ đi theo, còn lại là hai mươi mấy sĩ quan trung cấp và các lão binh. Hà Vị vừa trông thấy anh đã cười rộ lên, ánh mắt Tạ Vụ Thanh cùng cô giao hoà, một mình đi tới cạnh chỗ cô.
Giám đốc văn phòng không biết người này là thần thánh phương nào, nhưng thấy trên môi Hà Vị treo một nụ cười, liền biết điều lên tiếng: “Cô hai, đi đường bình an”. Nói xong, hắn dẫn theo người rời khỏi sân ga.
Hai tay Hà Vị đút trong túi áo khoác, mặt giấu vào cổ áo xù lông, nhìn thấy anh đi tới trước mặt mình, tim đập cực kỳ chậm: “Tạ tướng quân đi đâu?”
“Tất nhiên là về Nam”.
Cô bị hai từ “về Nam” đâm vào người, ý cười cứng lại.
Tạ Vụ Thanh nhìn mặt cô, lại nói tiếp: “Có điều nghe nói cô hai ngồi chuyến tàu này, nên cố ý đổi vé, định ở lại kinh thành đón năm mới rồi đi sau”.
Anh chưa bao giờ nói đến chuyện đón năm mới…
“Em còn tưởng rằng, anh phải đi ngay lập tức”. Cô thở ra khói trắng, phả vào một bên mặt, khi dày khi mỏng.
Tạ Vụ Thanh cười, ngẩng đầu nhìn cầu vượt dành cho hành khách trên sân ga, dịu dàng nói: “Ít nhất cũng muốn ăn tết cùng em”.
Đường sắt Tân Phổ là tuyến đường sắt nối liền nam bắc, vì thế nên rất đông khách, ở chốn đông người, bọn họ không thể nói quá nhiều chuyện quan trọng. Sáng sớm ngày đông ánh sáng xanh trắng chiếu rọi, Hà Vị cùng anh ngắm nhìn bầu trời: “Đáng tiếc là đường sắt chỉ có thể xây dựng vì quốc gia”, nếu không thì cũng xây dựng vì quân phiệt, “Không bằng sau này chờ em kiếm đủ tiền, già rồi, sẽ xây dựng một tuyến đường sắt xuyên bắc nam”.
Tạ Vụ Thanh quay đầu lại, nhìn Hà Vị.
“Em thật sự đã nghĩ tới”. Hà Vị nghiêm túc nói.
Từ Quý Châu đến Bắc Kinh, không, là từ cực nam đến cực bắc, một đường xuyên tỉnh.
Về già nếu có thể đi một chuyến như thế, cũng coi như an ủi những tướng sĩ vì nó mà trả giá hết thảy.
Đến lúc đó, khi các tướng sĩ lão thành ngồi trên tàu hoả, nhìn ra phong cảnh ven đường không ngừng thụt về sau, chạy suốt mấy ngày mấy đêm thì thật tốt. Có điều… chỉ sợ tới ngày ấy, toa tàu đều trống không.
Sau khi lên tàu, cô cùng Tạ Vụ Thanh bước vào một toa độc lập.
Lâm Kiêu mở cửa phòng riêng giúp họ, bên trong có lót thảm sàn, cạnh cửa sổ có hai chỗ kê ghế sô pha, phía bắc có một cái giường nghỉ. Trước khi họ lên tàu, ‘đọc sách’ và Lâm Kiêu đã kiểm tra toàn bộ phòng vệ sinh cùng khắp mọi ngóc ngách xung quanh. Đợi sau khi bọn họ đóng cửa, Hà Vị liền cởi áo khoác, Tạ Vụ Thanh đứng phía sau vươn tay nhận lấy, giúp cô treo áo lên cái giá trên thành tàu.
Hà Vị nghĩ đến việc có thể ở chung với anh suốt thời gian dài liền vô cùng vui vẻ, xoay người, nhìn chằm chằm mặt anh bật cười.
Tàu hoả từ từ lăn bánh, âm thanh nghiền nát dưới đường ray lấp đầy cả toa.
Cô thấy anh kéo rèm cửa xuống, ngăn lại phong cảnh bên ngoài, cô muốn ôm anh, lại ngại cửa toa tàu không khoá, nên chỉ nghĩ mà thôi.
“Không ai vào đâu”, anh nhìn thấu tâm tư cô, “Nhiều năm dẫn binh, trị lính dưới tay mình vẫn rất nghiêm”.
Tạ Vụ Thanh thấy ánh mắt cô mờ mịt, đoán cô có lẽ đang nhớ lại đêm đó hai người dịu dàng tâm sự thế nào.
Trên chuyến tàu đến Phụng Thiên, từ đầu chí cuối anh vẫn nghĩ về tối hôm ấy. Người của cô, cơ thể đó, còn có dáng vẻ khi ngủ của cô nữa.
Đáng tiếc trong toa tàu không phải một chỗ tốt để thân mật, trên đường đi thường xuyên xóc nảy, lúc nào cũng có thể bị người khác bắn lén. Anh kéo rèm cửa là vì giữ an toàn. Chỉ là anh không muốn nói rõ, không định khiến Vị Vị cả đoạn đường đều lo lắng bất an.
Tàu hoả lắc lư, Hà Vị cùng anh lần lượt ngồi vào chỗ.
Trong tay Tạ Vụ Thanh là bức điện báo hôm nay phó quan nhận được cùng mấy tờ báo mới mua ở Thiên Tân. Hiện giờ nghiệp báo hưng thịnh, các tờ báo lớn nhỏ xuất hiện khắp nơi cũng không ít, mỗi chỗ đều có cái hay riêng, anh hiếm khi đến Kinh Tân một chuyến, mỗi ngày đều đọc vài lần, cũng giúp anh hiểu rõ thêm về tình hình biến động của chính phủ Bắc Dương.
“Còn tưởng anh không kịp quay lại”. Cô nói.
“Không quay lại, sợ có kẻ tranh giành đi lĩnh cháo cầu phúc với cô hai đây”. Anh cười.
Cả ngày nay cô chỉ lo quan tâm đến chuyện anh có xuất hiện không, thế mà quên mất ngày mai là mùng 8 tháng Chạp.
Hôm nay là đầu năm mới, ngày mai là mùng 8 tháng Chạp, ngày mốt là sinh nhật cô.
Rất nhiều năm sau, khi cô nhớ về năm mới 1925 này, vẫn còn cảm thán thật trùng hợp, ba ngày lành liên tiếp nhau.
Trên đường đi, thỉnh thoảng ngoài toa tàu vang lên tiếng gọi, có người muốn gặp thiếu tướng quân, người ngoài cửa đều chỉ đáp lại giống nhau: Đang nghỉ ngơi. Tàu dừng mấy lần, mà cửa toa tàu chỉ kéo ra đúng một lần duy nhất, Lâm Kiêu đích thân đưa thư tay, Hà Vị nhìn thấy trên bìa thư viết “Đọc xong tiêu huỷ”, có nghĩa là thứ quan trọng, xem xong thì lập tức đốt để huỷ đi.
Anh đọc thư, còn cô thì nhìn anh. Chờ anh trả thư cho Lâm Kiêu.
Cô ngồi trong toa tàu xóc nảy, không ngừng cảm khái nhìn anh: “Lúc anh ở phương Nam, em thường tiếc nuối vì không biết nhiều về anh”.
Tạ Vụ Thanh nhìn vào mắt cô: “Hiện tại tìm hiểu, vẫn còn kịp”.
Cô thì thầm: “Anh thích ăn món gì?”
Anh ngẫm nghĩ trả lời: “Lúc trước thích ăn món quê nhà, mấy năm nay ăn không nhiều nữa. Trong chế độ ăn uống cũng khá kiêng kị”.
“Ngày thường anh dậy lúc nào, bao lâu thì ngủ?”
“Mỗi năm đều hành quân, ngủ thức không có quy luật cụ thể. Cho dù có ngủ, cũng không thể sâu giấc”.
Đêm đó ôm cô ngủ, chỉ cần cô hơi cựa mình, anh sẽ tỉnh dậy. Cuối cùng anh dứt khoát không ngủ nữa, chỉ nằm tựa vào đó, trong đầu không ngừng vẽ ra bản đồ đông chinh chiến đấu, tự mình bày binh bố trận. Sau đó mấy ngày nhàn rỗi ở Phụng Thiên, anh nghĩ đến ngày sau khi hai người ngủ cùng giường cũng là một chuyện nan giải, có điều vấn đề là ở bản thân anh, không phải do Vị Vị, nên cần từ từ điều hoà lại.
“Trước khi vào Bảo Định, anh học trường gì?”
“Trường học Quan Triều”, anh đáp, “Hiện giờ không thấy nữa”.
Tạ Vụ Thanh nhớ lại kể: “Khi đó trong trường, thường có nhiều giáo viên ở khắp nơi đến, họ mang rất nhiều báo về phản Thanh và cách mạng dân chủ. Trong nhà cũng có mời đến một giáo viên dạy anh về lịch sử và địa lý các quốc gia nước ngoài. Lớn hơn mười tuổi thì vào quân đội để cha anh huấn luyện, sau đó đến Bảo Định”.
“Hai anh trai của anh cũng như thế sao? Lúc còn nhỏ cũng vào quân đội huấn luyện”.
Anh gật đầu: “Cha anh cả đời chiến đấu trên lưng ngựa, làm người đơn giản, gia huấn cũng chỉ có tám chữ: Con cháu tòng quân, tận trung vì nước”.
“Mẹ anh không đau lòng sao? Nhất là…” Nhất là cả nhà anh đều thật sự tận trung hết mình.
“Lần nào cũng vô cùng khổ sở”. Anh thấp giọng.
Tàu lần nữa lăn bánh.
“Còn có chuyện này”.
Tạ Vụ Thanh chờ cô hỏi.
Cô thủ thỉ với anh: “Trước đây anh từng có bạn gái chưa? Là kiểu chính thức ấy”.
Anh sống suốt hai mươi bảy năm không có quan hệ gì với cô, trải qua quá nhiều mùa xuân ấm áp cùng trời thu mát mẻ, hạ nóng đông lạnh. Tuy Tạ Vụ Thanh từng đại khái kể cho cô nghe phần lớn mọi việc, nhưng lại chưa từng nhắc chi tiết liên quan đến tình cảm.
Thế mà anh thật sự đang hồi tưởng.
Cần phải nhớ lâu vậy sao? Có rất nhiều à?
“Năm anh mười tám tuổi, chị hai có sắp xếp để anh gặp gỡ một cô gái”, năm ấy là lúc danh tiếng anh vang dội nhất, “Sau này, cha của cô ta lập kế hoạch ám sát anh, sau nữa thì anh đến Nam Dương”.
…
Cô giống như vô ý cắn phải một quả mơ chua, chua đến răng ê ẩm.
“Gặp nhau vài lần ư?” Cô chua chua hỏi.
“Hai lần”.
“Cô ấy thích anh sao? Thật sự rất thích?”
“Cũng không rõ lắm”. Anh vậy mà đáp lại cô.
Chắc là thích. Thiếu tướng quân Tạ gia quyền uy một phương, công lao sự nghiệp vừa mới bắt đầu. Năm anh mười tám tuổi, khí phách hiên ngang đến thế, chỉ cần nhìn thấy bộ dáng anh lúc đó, muốn không động lòng cũng khó… Hơn nữa anh còn là vị hôn phu mà hai nhà đã thương lượng kỹ càng.
Tàu hoả hú còi hai tiếng, chậm rãi dừng lại trong một sân ga nhỏ tí vốn không có trong hành trình.
Tiếng gõ cửa phá vỡ bọn họ.
Lâm Kiêu bước vào, thấp giọng báo cáo: “Là vị thư ký tiên sinh kia”.
Tạ Vụ Thanh suy nghĩ một chút, gật đầu bảo người dẫn vào. Hà Vị trông thấy một người đàn ông xa lạ đeo kính bước tới, cô duỗi tay, âm thầm hỏi mượn Tạ Vụ Thanh một tờ báo. Tạ Vụ Thanh liền lấy cho cô xấp “Kinh báo”, ngoài toa tàu có bóng dáng một người đàn ông khác lặng lẽ đứng yên, Hà Vị đưa tay nhận tờ báo được một nửa thì hơi khựng lại. Là Triệu Ứng Khác.
Ngày đó trước khi rời khỏi nhà chú chín, thím đã nói với cô, Triệu Ứng Khác lần này đến Thiên Tân mang thân phận là một trong những đại biểu đàm phán, đặc biệt được căn dặn tiếp đãi Tạ Vụ Thanh cùng các tướng lĩnh kia. Vì hắn cũng là cháu rể của chú chín nên lúc đi công tác tiện đường mang theo lễ vật mừng năm mới đến nhà chú chín, muốn chúc Tết trước.
Thím nói những chuyện này, xong liền dò hỏi cô có còn để ý quá khứ với Triệu Ứng Khác không.
Chuyện của cô và Triệu Ứng Khác, hình như đều phải giải thích rõ ràng một phen với từng người. Thật ra ngoại trừ kiện tụng với cha ruột và đăng báo đoạn tuyệt quan hệ với gia đình, mỗi một lời đồn đãi trên người Hà Vị đều không giống vẻ bên ngoài.
Lúc trước khi Triệu Ứng Khác mạo hiểm vòng một đường từ Nhật Bản đến Nam Dương đưa cô về nước, không lâu sau truyền đến tin anh trai cô qua đời. Lúc này Triệu Ứng Khác lập tức cùng người nhà âm thầm bàn chuyện hôn ước, Triệu gia đối với Hà Vị cũng không có ấn tượng xấu gì, hai người lại quen biết từ nhỏ, nên bàn bạc với Hà Tri Hành, chờ khi cô tròn mười bảy tuổi sẽ tổ chức kết hôn.
Mối hôn sự vốn không một gợn sóng, cho đến khi Hà Vị quyết tiệt cùng Hà gia, ầm ĩ khiến cả thành xôn xao, Triệu gia liền kín đáo phê bình. Ý tứ của Triệu gia chính là, trong bách thiện lấy chữ hiếu làm đầu, Hà Vị làm thế thật sự khiến nhà chồng tương lai mất hết mặt mũi, cần phải đăng báo nhận sai. Hà Vị tất nhiên không chịu. Sự việc giằng co đến khi cô đủ mười bảy tuổi, Hà Vị lấy ra một bản hiệp định thuộc sở hữu tài sản do luật sư soạn thảo, bên trên ghi vô cùng rõ ràng của hồi môn có bao nhiêu, số còn lại đều thuộc về hậu nhân của phòng thứ Hà gia, không hề liên quan gì đến nhà họ Triệu. Bản hiệp định sở hữu tài sản kinh thiên động địa này vừa xuất hiện đã khiến cha của Triệu Ứng Khác vô cùng tức giận, Triệu gia nhà họ cũng không phải kẻ tham tài, nhưng loại hành vi này của Hà Vị trước đây chưa từng thấy, làm mặt mũi cha Triệu Ứng Khác như bị người ta chà đạp, cho rằng con dâu tương lai ngầm nhận định Triệu gia có mưu đồ độc chiếm cơ nghiệp vận tải đường thuỷ của Hà gia…
Trước tiên là đăng báo đoạn tuyệt quan hệ với bậc cha chú trong dòng tộc, sau lại đến một tờ hiệp nghị, làm cha Triệu Ứng Khác không tài nào tiếp nhận được người con dâu tương lai này. Cho dù Triệu Ứng Khác muốn ký vào phần hiệp nghị, cha hắn cũng nhất quyết không cho phép cưới Hà Vị. Triệu Ứng Khác không muốn buông tay, một hồi tranh chấp không có kết quả.
Cô thấy Triệu Ứng Khác vô cùng khổ sở, liền nói, không bằng quên chuyện hôn sự đi.
Đêm đó ngồi trong thư phòng ở tây viện, Triệu Ứng Khác nghe xong lời cô, không lên tiếng, ước chừng ngồi hơn nửa tiếng đồng hồ, uống mấy hớp trà lạnh liền rời đi. Nửa tháng sau, hắn bảo một gã sai vặt trong nhà đến truyền lời, nói rằng hôn sự đã giải quyết ổn thoả, chỉ có một tâm nguyện duy nhất, mong được sống ở Hà gia cùng cô trong ba ngày.
Hà Vị cảm thấy mình đã phụ lòng hắn, dù biết chuyện này tất sẽ làm dấy lên đồn đãi không hay, nhưng vẫn đồng ý. Ba ngày đó, hai người không làm bất cứ chuyện gì vượt lễ nghĩa, chỉ giống như lúc ở Nam Dương, cùng nhau ăn cơm, cùng nhau đọc sách, xem báo, mạnh ai nấy bận chuyện người ấy, xong việc thì tự đi nghỉ ngơi.
Cô thậm chí còn không biết vì sao Triệu Ứng Khác lại đính hôn với chị gái mình. Nhưng chị cô từ nhỏ đã thích hắn, cô cũng sớm nghe chú chín nhắc qua.
Nào là Triệu Ứng Khác vứt bỏ cô, chọn Hà Chí Trăn, còn có Hà Chí Trăn nằm nhà khóc lóc… những lời đồn đãi đó, đều là kiệt tác của Hà gia, vì muốn nâng cao danh tiếng của con gái lớn mà hạ thấp Hà Vị. Cô không đào sâu suy nghĩ chuyện này, chỉ muốn tránh né căn nhà đó càng xa càng tốt.
Nhưng đối với Triệu Ứng Khác, cô luôn có cảm giác mắc nợ hắn.
Sau lại thêm chuyện Ngọc Như Ý. Bởi vì cứu Triệu Ứng Thăng khiến hắn hiểu lầm cô, cô cũng không quá tức giận với hắn.
Hà Vị khẽ gật đầu với Triệu Ứng Khác, xem như chào hỏi, rồi lật xem báo của mình. Cô nhìn chằm chằm một bài quảng cáo đến ngẩn người, “Hàng nội trứ danh, có thể mua một cái dùng thử, còn hơn mua nhiều xà phòng ngoại để dùng”… Đây là vì chống Nhật mà kêu gọi làn sóng sử dụng hàng quốc nội, dần phổ biến trở thành một câu tuyên truyền.
“Thì ra tướng quân thích đọc ‘Kinh báo”, thư ký tán gẫu, “Chủ biên của tờ báo này rất sùng bái Cách mạng Tháng Mười, còn từng mắng vài nhân vật lớn”. Kinh báo Bắc Kinh, Trình báo Thượng Hải, hai tờ báo nổi tiếng nhất, không chút lưu tình mà công kích trực diện chính phủ quân phiệt.
“Nếu làm việc có căn cứ, sợ gì lời người khác nói”. Tạ Vụ Thanh đánh giá một câu.
Thư ký ghé sát vào tai Tạ Vụ Thanh, thì thầm hai lời.
Tạ Vụ Thanh hơi trầm ngâm, hắn nhẹ giọng bảo Hà Vị: “Em ở đây đợi anh”. Ý tứ chính là cô đừng ra khỏi toa tàu này.
Tạ Vụ Thanh đứng dậy, bước theo thư ký rời đi.
Triệu Ứng Khác ngược lại không nhúc nhích, hắn đứng ở cửa phòng, lo lắng Tạ Vụ Thanh đi rồi, một mình Hà Vị ngồi trong này liệu có nguy hiểm không. Bình thường thì thôi, nhưng hôm nay cô lại ngồi trong phòng riêng của Tạ Vụ Thanh.
Tạ Vụ Thanh nhìn thoáng qua Triệu Ứng Khác, rời khỏi toa tàu trước, Lâm Kiêu đứng một bên thấp giọng nói với Triệu Ứng Khác: “Người của tướng quân sẽ bảo vệ cô hai, không nhọc công Triệu tiên sinh lo lắng”.
Lâm Kiêu tỏ ý đuổi khách, Triệu Ứng Khác nghe ra được. Hắn ngẫm lại thấy mình quả thật quan tâm quá mức rồi, Tạ Vụ Thanh ra Bắc mấy ngày nay làm không ít đại sự, cuối cùng vẫn bình an trở về, chẳng lẽ không còn không bảo vệ được Vị Vị? Hắn cười tự giễu rồi cũng bỏ đi.
Vị thư ký kia là nhân tinh [2], lặng lẽ quan sát cô gái đang nghiêng người dựa vào sô pha đọc báo, đoán cô chính là… tình cũ của Tạ tướng quân và hôn thê trước đây của Triệu tiên sinh. Này đúng là trùng hợp.
[2] “Nhân tinh”, ý chỉ một người có khả năng quan sát thời cuộc, đặc biệt là khả năng tính kế, cư xử khôn khéo, không dễ bị lừa và không để bản thân chịu thiệt
Hà Vị sớm đã quen với việc tàu dừng vô cớ, không cảm thấy khác thường.
Tàu hoả một khi đi xuyên tỉnh sẽ tiến vào lãnh địa của những người khác nhau, thường bị buộc phải dừng tại sân ga nhỏ để chờ kiểm tra. Tính ra, hai chỗ Kinh Tân bởi vì liên quan chặt chẽ nên cũng xem như nối liền một chặng đường thông thuận.
Nơi này là giao giới giữa Kinh Tân.
Đám người Tạ Vụ Thanh đi về phía một khung đường sắt bỏ hoang nằm sau sân ga nhỏ, ở đó đỗ một chiếc xe tải, người trên xe tải đều là sĩ quan cùng binh lính ở quan ngoại. Mà người Tạ Vụ Thanh dẫn theo lại đang giằng co với họ.
Giữa hai phe có một người đang ngồi đó, tay chân bị trói chặt, miệng bịt kín, đúng là lúc Tạ Vụ Thanh đến Phụng Thiên làm việc quan trọng đã sai người bắt về. Kẻ này ngày xưa là chủ mưu tính toán ám sát Triệu Dư Thành, sau khi phe Trực hệ đại bại vẫn luôn lẩn trốn ở vùng quan ngoại. Chuyến này Tạ Vụ Thanh xuất quan, thuận lợi bắt người áp giải về, mang đến Thiên Tân, đổi lên chuyến tàu hoả này.
Đám quan quân trên xe tải đường xá xa xôi đuổi theo, chỉ vì muốn đoạt người về.
Lúc ở Phụng Thiên, Tạ Vụ Thanh cùng tư lệnh bọn họ đã đàm phán ổn thoả, đối phương vì giữ thể diện, hiên ngang lẫm liệt thả người đi, sau lại lén lút sai người ngăn cản vài lần muốn bắt về, nhưng không cướp được. Mắt thấy tàu hoả sắp vào địa phận Bắc Kinh, càng đi về phía Nam, bọn họ càng không có hy vọng.
Thế nên bọn họ liều một phen, ngăn cản ở đây, bày ra trận thế nhất định phải cướp được người về.
Thư ký đứng một bên cười giả lả: “Ngày ấy chúng tôi ở Phụng Thiên đã đắc tội nhiều, mọi người đều tưởng thiếu tướng quân bắt nhầm người… Sau đó điều tra, mới phát hiện chuyện của tham mưu Triệu Dư Thành. Cái này cũng khó trách, khó trách thiếu tướng quân lại làm khó dễ một nhân vật nhỏ bé như thế”.
Thư ký thấy Tạ Vụ Thanh không nói lời nào, lại tiếp tục: “Tham mưu Triệu Dư Thành vì nước vì dân, bị hại chết oan uổng, người này chúng tôi quả thật khó giữ lại. Chỉ là… vẫn muốn nói nhiều một câu, vị này là thân thích của tư lệnh”.
Thư ký nhấn mạnh hai chữ cuối cùng, nhìn chằm chằm Tạ Vụ Thanh.
Tạ Vụ Thanh hơi gật đầu: “Lâm Kiêu”.
Anh không hành quyết ngay tại quan ngại, chính là vì không muốn làm mọi chuyện quá tuyệt tình. Hiện giờ anh đã vào đến đây, nếu muốn người, cũng chỉ còn lại một con đường duy nhất.
Sau lưng Lâm Kiêu có hai khẩu súng, hắn tháo một khẩu ra, đưa cho Tạ Vụ Thanh.
“Đưa áo khoác cho tôi”. Tạ Vụ Thanh nói.
Lâm Kiêu ngầm hiểu, liền cởi áo khoác ngoài đưa cho Tạ Vụ Thanh. Hắn biết tướng quân không muốn cô hai nghe thấy tiếng súng, nên muốn tìm thứ gì đó cách âm.
Thư ký nhìn Tạ Vụ Thanh nhận súng, vội vàng khuyên can: “Thiếu tướng quân xin hãy cẩn thận nghĩ lại, hà tất vì một người thấp cổ bé họng mà đắc tội lão tư lệnh? Người chết cũng đã chết, sau khi chết còn sót lại gì chứ? Chi bằng kết giao thêm một người bạn sẽ có đường sống, hà cớ lại ầm ĩ ra nông nỗi ta chết ngươi sống thế này?”
“Vạn sự quý nhất là nghĩa”, Tạ Vụ Thanh cho súng lên nòng, “Đại nghĩa quốc gia, tình nghĩa đồng bào, đều là những lời lập thân lập mệnh cơ bản của một tướng soái. Triệu tham mưu vì đại nghĩa quốc gia mà chết, lại là đồng bào của tôi, nếu các người là tôi, làm sao để chọn?”
Anh dùng quần áo của Lâm Kiêu quấn vào tay và nòng súng.
Thư ký nào dám ngăn cản một vị danh tướng bước ra từ núi biển nhuộm đầy máu tươi, theo bản năng lùi về sau hai bước, kinh hãi nhìn phía các sĩ quan đứng cách đó không xa. Trong số quan quân có người rút súng, có người bị đồng liêu đè lại, tư lệnh đã dặn dò “đoạt người không để mất hoà khí, dù có bị thương vài tên cũng không sao, đừng để động gân động cốt ầm ĩ căng thẳng là được”…Mọi người bỗng dưng không có kế sách đối phó, không nghĩ tới Tạ Vụ Thanh lại quyết đoán như vậy, đích thân xử tử.
Họng súng của Tạ Vụ Thanh đối diện người nọ, nhìn thẳng vào cặp mắt run rẩy hoảng sợ kia, nhẹ nhàng nói: “Đường xuống Hoàng Tuyền đừng quay đầu lại, kiếp sau làm một người đường hoàng chân chính”.
Một tiếng súng nặng nề chìm trong tiếng còi hơi phản lực của tàu hoả. Sống lưng người bàng quan như Triệu Ứng Khác cũng phải cứng đờ.
Giống như có mùi vị của máu, xen lẫn trong gió thoảng.
Tạ Vụ Thanh quay lại toa tàu, sai Lâm Kiêu bưng một chậu nước lạnh tới.
Lâm Kiêu như thường lệ đổ vào chậu đồng một ít canh thuốc đông y đã nấu chín. Tạ Vụ Thanh cẩn thận rửa sạch hai tay, kéo cửa toa tàu. Nhìn thấy cô gái đang ngồi trên sô pha đã lật sang một tờ báo khác. Hà Vị nhận ra Tạ Vụ Thanh trở về, trong mắt lấp lánh, nằm sấp trên tay vịn sô pha, ôn nhu nói: “Đồ ăn trên tàu không tệ lắm, sau này anh nếm thử đi”.
Anh mỉm cười, nhẹ gật đầu: “Được”.
Tạ Vụ Thanh ngồi xuống một cái sô pha khác, khí lạnh trên người vẫn chưa tan.
Hà Vị muốn nắm tay anh, lại bị anh nhẹ nhàng rụt lại, dịu dàng nói: “Bên ngoài gió lớn, tay lạnh rồi”.
Dứt lời, anh lại bổ sung thêm: “Sợ làm em lạnh”.
Anh không muốn cô chạm vào đôi bàn tay vừa tước đi tính mạng người khác.
— HẾT CHƯƠNG 24 —