- Trang chủ
- Top truyện
- Thể loại
- Truyện đã lưu
- Thêm truyện
Hiện tại Admin đang bán một số mẫu nước hoa để có thêm kinh phí phát triển Website, hy vọng được các bạn ủng hộ mua hàng TẠI ĐÂY. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xin cảm ơn rất nhiều!
Cái bóng màu xám chì của những rặng dâm bụt đỏ chót tô điểm cho những ô cửa sổ nhòe bụi của ngôi nhà cổ, trông như những kỷ niệm vui thời trai trẻ vẫn còn lồng giữ bên trong hình hài một ông già. Những mảnh vữa tường vỡ nứt bên trên những ô cửa sổ mang đến cho ngôi nhà một vẻ buồn vĩnh cửu, nhưng màu nắng xuyên qua kẽ lá chiếu vào những chiếc cột nhà kiểu tháp đồng hồ chạy dọc theo hành lang có mái vòm lại tô màu hy vọng cho ngôi nhà. Tôi nghĩ, ngôi nhà này như thể chỉ đang chực chờ một phép màu nào đó.
Tôi xem xét kỹ ngôi nhà, đầu óc của một người môi giới bất động sản trong tôi đang cố bỏ qua sự hoang phế rõ rệt ấy. Ðây là một ngôi nhà nằm tách biệt, rất có đặc thù riêng của Charleston, vuông góc với con đường và do đó mặt ngắn hơn của ngôi nhà lại tiếp giáp với lề đường. Cổng chính vào nhà, với đường viền trang trí trần nhà bằng những hoa văn lộng lẫy cùng với những chiếc giá đỡ có khảm bạc theo phong cách Ý mở vào hành lang có mái vòm hướng về khu vườn, là nơi tôi có thể tìm được lối vào ngôi nhà. Tôi chun mũi vì mùi mục nát quá quen thuộc mà tôi biết mình sẽ ngửi thấy một khi bước vào ngôi nhà này. Mặc dù ngôi nhà nằm ở phía nam của khu Broad mà ai cũng thèm muốn, nhưng tôi nghĩ bất cứ ai nếu muốn mua ngôi nhà này cũng phải thứ nhất là mù quáng và thứ hai là cực kỳ xuẩn ngốc. Theo kinh nghiệm phong phú của mình về mua bán nhà cổ trong thành phố thì tôi sẽ cho rằng những ai muốn mua ngôi nhà này thuộc vế thứ hai của nhận định trên.
Nhịp điệu của tiếng dây thừng cạ vào thân cây càng khuấy động thêm không khí oi nồng ban sáng của Charleston, gây sự chú ý nơi tôi và đưa chân tôi bước đến hàng rào bằng sắt rèn đã hoen gỉ, rồi nhìn săm soi vào khu vườn bên hông nhà. Tôi không rõ có phải vì sự tò mò đã khiến tôi dừng lại hay chỉ vì tôi miễn cưỡng không muốn tiến tới. Tôi ghét những ngôi nhà cổ. Mà điều này cũng lạ, thật thế, vì nhà cổ là chuyên môn của tôi trong ngành bất động sản. Mà rồi, có lẽ cũng không thật sự kỳ quặc cho lắm nếu xem xét nguồn gốc của sự không ưa thích này. Suy cho cùng, có nhiều lý do khiến tôi không ưa những ngôi nhà cổ. Thứ nhất là chúng thường có mùi dầu chanh và sáp ong hòa quyện với mùi long não. Và dường như còn luôn đi kèm cả với dáng đi chậm chạp của một người có tuổi, vốn đã quá già không đủ sức bảo quản ngôi nhà được nữa mà đồng thời lại quá cứng nhắc không chịu buông đi. Giống như chủ nhân của nó đã vắt kiệt mọi hy vọng sẽ tìm thấy điều gì đó trong tương lai mà lại có thể tốt đẹp như trong quá khứ. Thật buồn thảm, đúng là như thế. Cuối cùng thì nó sẽ chỉ còn lại những khúc gỗ cùng với vôi vữa mà thôi.
Không nhìn thấy gì nên tôi đẩy chiếc cổng cứng nhắc được bao phủ bởi hoa lài leo đặc trưng của miền Nam, những cái bản lề hoen gỉ rồi cũng miễn cưỡng nhường bước. Tôi đưa bước một cách thận trọng qua lối đi nứt nẻ của một nơi mà chắc chắn đã từng là một khu vườn được nâng niu chăm sóc và cắt tỉa rất công phu, đôi giày bít cao gót của tôi cứ phải tránh các đường nứt trong khi cỏ dại mọc cao với gai nhọn có thể làm rách vớ da và bộ đồ veston bằng lụa của tôi chỉ với một chút sơ xuất.
Một cái bóng vừa lướt qua từ phía cuối khu vườn khiến tôi chú ý. Phớt lờ những giọt mồ hôi đang chạy dài xuống phần thân trước của chiếc áo đang mặc, tôi rón rén bước qua đám cỏ dại để nhìn cho kỹ hơn.
Hoa dại mọc um tùm bao quanh một chiếc đài phun nước nơi có tượng tiểu thiên sứ ngồi lơ lửng chính giữa trong nhịp điệu bất tận của những giọt nước tưởng tượng phun ra từ mép đá. Cỏ dại cao đến ngang hông và bò vào đài phun nước, nắm lấy gót chân của tiểu thiên sứ. Một con tắc kè bắn ra từ phần mép bằng xi măng sứt sẹo của chiếc đài phun nước rồi chạy dọc theo bên hông chiếc đài. Ôm chặt cặp tài liệu bằng da vào người, chẳng hiểu tại sao tôi lại đi theo con tắc kè đến phía sau lưng của bức tượng. Mồ hôi bắt đầu chảy thành dòng sau gáy tôi, và tôi đưa tay lên để quẹt nó đi. Những ngón tay tôi bỗng cảm thấy lạnh như nước đá khi sờ vào da thịt mình, một thứ dấu hiệu cảnh báo mà tôi đã bắt đầu nhận ra từ khi tôi còn rất nhỏ. Tôi tập trung lại, cố phớt lờ cảm giác như kim chích đang chạy dọc theo sống lưng, nó khiến tôi lắng nghe những thứ mà tôi không muốn nghe trong khi những người khác thì lại không thể nghe thấy.
Tôi rất muốn bỏ đi, nhưng tôi lại dừng lại khi thoáng nhìn thấy có một vệt sáng đỏ ở đâu đấy trong khi đôi gót giày da Ý xinh đẹp và đắt tiền của tôi đã lún sâu vào lớp đất bùn dày đặc. Một khoảnh đất nhỏ hình bầu dục đã được dọn sạch cỏ dại, nơi đây, nhô ra từ bụi cây tuyết tùng vừa được cắt xén là bốn bụi hoa hồng to tướng đang nẩy mầm với sắc đỏ tươi rói mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Trông chúng giống như những cô gái trẻ diện quần áo sáng màu và ngồi ở hàng ghế cuối trong một nhà thờ đổ nát, và hương thơm của chúng thậm chí cũng có vẻ lạc lõng trong khu vườn vắng vẻ đìu hiu này. Tôi quay mặt đi, cảm nhận được một nỗi buồn thường trực dường như đã thấm đẫm vào không khí trong phần sân vườn này.
Hơi nóng đang ép xuống người tôi dường như lại có một cái lạnh trong phần lõi của nó, và tôi bắt đầu cảm thấy hụt hơi, như thể tôi vừa chạy một quãng dài. Vừa đi vừa dừng, tôi ngã dúi dụi vào bóng râm bên dưới một cây sồi to. Tôi dựa vào thân cây rồi nhìn lên, cố thở lấy hơi trong một khu vườn mà dường như đã hút sạch dưỡng khí và thậm chí cả thời gian nữa. Rêu phong quấn choàng quanh những cành to già cỗi, những nhánh cây đồ sộ là minh chứng cho tuổi đời của cây sồi, và rễ của nó bò về hướng ngôi nhà. Tiếng xích đu đong đưa tiếp tục vang vọng xuyên suốt khu vườn um tùm cây cỏ, và khi tôi quay đầu, một lần nữa từ góc mắt mình tôi lại bắt gặp một cái bóng đang di chuyển. Trong một thoáng, tôi nghĩ tôi vừa nhìn thấy một người phụ nữ vận một chiếc váy kiểu xưa đang đẩy một chiếc xích đu không có người ngồi treo bằng dây thừng trên cây sồi. Hình ảnh này chỉ lờ mờ, những đường viền chung quanh nó mờ nhạt nhìn không rõ.
Cảm giác như kim chích lại xộc vào gáy tôi một lần nữa, tôi quay ngoắt người về hướng hành lang có mái vòm và bước đều xuyên suốt khu vườn, không còn lo ngại gì cho đôi vớ da của mình hay bất cứ thứ gì khác nữa ngoài việc hoàn thành cho xong mục đích cuộc đi hôm nay.
Tôi đi qua hành lang lát đá cẩm thạch, và nhấn mạnh vào chuông cửa rồi lại nhấn một lần nữa, quyết chí làm sao để có người ra mở cửa cho nhanh. Sự chờ đợi cứ như là vô tận cho đến khi có tiếng lê bước chậm chạp đằng sau cánh cửa đang đóng. Tôi thấy có ai đó đang di chuyển khi nhìn qua ô cửa làm bằng kính xiên góc của chiếc cửa được trang trí bằng những hoa văn hình cánh hồng leo. Hoa văn này làm lệch hướng ánh sáng và màu sắc và phân tách hình ảnh của người đứng phía bên kia cánh cửa ra thành cả nghìn mảnh nhỏ.
Tôi thở dài, biết rằng sẽ mất thêm cỡ năm phút nữa thì ông già này mới mở xong toàn bộ những cái chốt cửa và thêm hai mươi phút nữa thì ông mới cho tôi được trình bày mục đích chính của buổi gặp hôm nay. Tương tự, tôi cũng biết chắc rằng nếu tôi ngoảnh đầu lại hướng có âm thanh của chiếc xích đu, thì tôi sẽ không nhìn thấy gì cả.
Cửa bật mở, và tôi ngạc nhiên lùi lại một bước khi tôi nhận ra mình đang nhìn chằm chặp vào đôi mắt nâu to được phóng đại bởi một vật thể trông giống như hai cái đáy chai Coca-Cola được nhét trong cái gọng kính có dây. Người đàn ông này cao ít nhất cũng phải cỡ một mét chín, thậm chí với đôi vai khòm bên dưới chiếc áo sơ mi trắng bằng vải cotton may ở tiệm và áo veston sẫm màu, một chiếc khăn mùi soa bằng vải lanh gấp gọn gàng bên trong túi áo khoác.
Tôi rút một trong những tấm danh thiếp của mình ra và đưa nó trước mặt ông già. “Bác có phải là ông Vanderhorst? Tôi là Melanie Middleton, nhân viên của công ty bất động sản Henderson. Chúng ta đã nói chuyện trên điện thoại ngày hôm qua.” Người đàn ông này chẳng có động thái nào muốn nhận lấy tấm danh thiếp của tôi và vẫn còn chăm chăm nhìn tôi qua lăng kính dày của ông. “Chúng ta đã hẹn gặp vào hôm nay để trao đổi về ngôi nhà của bác.”
Ông ta làm ra vẻ như chẳng hề nghe tôi. “Tôi thấy cô đi trong vườn.”
Rồi ông tiếp tục săm soi nhìn tôi. Tôi chà hai bàn tay lên xuống hai cánh tay mình, cảm giác như thể bên ngoài đang là âm một độ thay vì là ba mươi sáu độ rưỡi. “Tôi hy vọng bác không phiền về việc ấy. Tôi muốn xem kỹ khu đất.”
Tôi quay mặt về phía khu vườn như thể muốn minh họa ý mình vừa nói và nhận ra rằng tiếng xích đu cũng vừa ngưng ngay khi cửa mở. Diện tích khu đất này khá rộng so với tiêu chuẩn của khu di tích cổ, và tôi không thể không nghĩ đến việc ngôi nhà đang chiếm diện tích to như thế này là quá phí và nếu được dùng làm bãi đậu xe cho những cửa hiệu và nhà hàng lân cận thì có ích hơn rất nhiều.
“Cô có thấy bà ấy không?”
Giọng nói của ông làm tôi giật mình. Rất trầm và êm, như thể nó ít khi được sử dụng đến, và ông không hề hay biết về việc ông cần phải lấy bao nhiêu hơi cho từng từ ông nói.
“Thấy ai ạ?”
“Người phụ nữ đưa chiếc xích đu ấy.”
Bây giờ thì ông hoàn toàn gây sự chú ý nơi tôi. Tôi nhìn vào đôi mắt được phóng đại qua cặp kính của ông. “Không. Không có ai ở đó cả. Có phải bác đang chờ ai đấy không?”
Thay vì trả lời tôi, ông lại lùi bước, rồi mở rộng cửa ra hơn và vòng tay làm một cử chỉ nhã nhặn. “Cô không vào nhà à? Chúng ta vào phòng khách ngồi nói chuyện nhé, để tôi đi lấy cà phê.”
“Cám ơn bác, nhưng chắc là không cầ...n...”
Nhưng ông già đã quay đi và lê bước ngang qua vòng cung bằng đá ngăn cách đại sảnh với cầu thang. Giấy dán tường kiểu Trung Hoa đã phai màu bao phủ các bức tường, và tôi bỗng có ấn tượng thoáng qua về vẻ đẹp trang nhã của nó nhưng khi tôi nhìn gần hơn và thấy bề mặt không bằng phẳng cùng với những lớp vỏ tróc ra của nó thì tôi lại bắt đầu nhẩm tính trong đầu về chi phí cho việc trùng tu giấy dán tường vẽ tay như thế này.
Tôi bước theo lối đi vào nhà có các cột theo lối kiến trúc Hy Lạp cổ và vào căn phòng mà ông Vanderhorst vừa chỉ định. Trước mắt tôi là một căn phòng khách chính thật rộng với trần nhà cao và được chạm khắc theo lối kiến trúc cổ tinh xảo vòng quanh cả căn phòng. Một chiếc đèn chùm treo trần nhà bằng pha lê đầy bụi bặm chiếm lĩnh cả căn phòng, những miếng pha lê còn sót lại của nó dường như được níu lại bởi lớp mạng nhện dày. Một tấm huy hiệu lớn làm bằng thạch cao và trông rất rườm rà nằm phía trên chiếc đèn chùm treo trên trần nhà là cú huých cuối cùng khiến tôi không khỏi nghĩ rằng căn phòng này trông giống như một chiếc bánh cưới xinh đẹp bị bỏ mặc quá lâu trong một căn phòng ấm áp.
Lại ngửi thấy mùi sáp ong, tôi chun mũi lần nữa, so sánh những thứ chung quanh ở đây với căn hộ mới xây mà tôi đang thuê gần đường Mt. Pleasant, với những bức tường trắng trơn, sàn lót thảm, và máy điều hòa cho cả căn hộ. Tôi chẳng bao giờ hiểu nổi tại sao lại có người cảm thấy như mình có đặc quyền khi phải trả một món tiền to chỉ để tự nhận lấy gánh nặng cho mình với một đống gỗ xây nhà bị mối ăn như thế này, và rồi tiếp tục tự đưa mình đến tình trạng vỡ nợ vì phải chu cấp cho nhu cầu bảo tồn kinh khủng của một ngôi nhà cổ như thế này. Tôi rùng mình, cảm thấy biết ơn về việc tôi được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống nhà binh vốn chưa bao giờ dung dưỡng cho bất cứ thái độ ấm áp thân thiện nào đối với kiến trúc cổ.
Tôi nhìn chung quanh căn phòng, cẩn thận không sờ vào bất cứ vật gì vì không muốn dây bụi bẩn vào tay và quần áo của mình. Vải bạt che phủ hầu hết những thứ trông như đồ nội thất cổ ngoại trừ một chiếc ghế bành thời vua Louis thứ mười lăm được bao phủ bởi những đường thêu chéo chằng chịt cùng với một chiếc ghế gác chân đồng bộ và một chiếc đồng hồ quả lắc đồ sộ bằng gỗ gụ. Một chú chó nhỏ lông trắng đốm đen đang nằm cuộn tròn trên chiếc ghế gác chân và giương đôi mắt nâu to giống hệt như đôi mắt của vị chủ nhà này. Ý nghĩ ấy khiến tôi mỉm cười cho đến khi tôi phát hiện ra một đường nứt to khổng lồ trên bức tường thạch cao, chạy dài từ đường chân tường lên đến tận phần trang trí trần nhà cũng bị nứt ở góc phòng. Mắt tôi đảo từ vết dột to trên trần nhà đã bị tróc sơn cho đến phần sàn nhà đã oằn xuống bên dưới. Bỗng dưng tôi có cảm giác kiệt sức, như thể tôi vừa hấp thụ sự già nua và mục nát của căn phòng vào người, theo một cách nào đó.
Tôi dịch chuyển đến một trong những chiếc cửa sổ cao từ sàn lên đến trần nhà, hy vọng ánh sáng ban ngày sẽ giúp tôi trở nên vui vẻ hoạt bát hơn. Vén lớp màn cửa sổ bằng vải lụa trung đông màu đỏ thẫm đã bạc màu, suýt tí nữa thì nghẹt thở vì mùi bụi bặm lâu ngày, tôi dừng lại, tự nhủ không hiểu những đường viền nhỏ trên tường mà tôi nhìn thấy có thật sự là những đường nứt cực mảnh bên trong lớp vữa tường hay không. Tôi lại cúi người đến gần hơn và nhíu mắt nhìn, ước gì tôi có mang theo mắt kính lúc này. Một đường kẻ màu xám nhạt kéo dài từ đỉnh của đường viền chân tường lên trên tường, dài cỡ một mét ba mươi phân. Có những vạch nhỏ chia đôi đường kẻ cách nhau cỡ khoảng hai phân rưỡi, và có những con số viết tay thanh nhã bé tí cạnh mỗi đường chia vạch. Tôi ngồi xổm xuống để nhìn cho rõ hơn và nhận ra rằng đấy là một biểu đồ tăng trưởng trẻ em, với những chữ viết tắt MBG được viết theo đường kẻ dọc cùng với tuổi của đứa trẻ tên MBG ấy bắt đầu từ một tuổi. Lần ngón tay theo đường kẻ, tôi thấy nó dừng ở năm thứ tám của bé MBG.
“Ðó là biểu đồ tăng trưởng hồi bé của tôi đấy.”
Tiếng nói ấy phát ra ngay sau lưng tôi khiến tôi giật nảy mình, tự hỏi làm sao mà ông già ấy có thể di chuyển nhẹ nhàng đến thế.
“Nhưng mà những chữ viết tắt ấy... họ của bác chẳng phải là Vanderhorst sao?”
Ðôi mắt của ông tập trung vào những vệt bút chì trên tường, và tôi nhận ra rằng chiếc bàn giấy cổ đã được kéo ra khỏi tường để lộ ra những dấu đánh ấy và giờ đây hầu như nằm ngay chính giữa căn phòng. “MBG là chữ viết tắt của ‘my best guy.’ (anh chàng mẹ yêu nhất). Mẹ tôi từng gọi tôi như thế.”
Giọng nói mềm mỏng của ông già khiến tôi nhớ lại giọng nói của tôi hồi còn là cô bé con khi tôi giả vờ nói chuyện điện thoại đường dài với bà ngoại đã quá cố của mình. Tôi nhìn ra nơi khác. Một chiếc khay trên ấy có những chiếc tách trà bằng sứ rất trang nhã và một đĩa kẹo chocolate nhân hồ đào đã được đặt lên một chiếc bàn nhỏ không có vải bạt che phủ. Nhích lại gần chiếc bàn nhỏ, tôi thoáng thấy một cái khung ảnh lớn đặt trên bàn có hình chân dung màu vàng nâu của một cậu bé đang ngồi trên ghế đánh đàn piano.
Một lần nữa, giọng nói của ông Vanderhorst lại vang ngay bên tai tôi. “Ðó là hình tôi khi tôi khoảng bốn tuổi đấy. Mẹ tôi là một người chụp ảnh nghiệp dư. Bà ấy thích chụp hình tôi lắm.” Ông lại lê bước ra phía sau tôi và kéo tấm che đầy bụi ra khỏi chiếc ghế bành Sheridan trang nhã cho tôi ngồi.
Tôi ngồi xuống, đặt tập tài liệu bằng da lên sàn nhà cạnh chân mình, rồi rướn người xúc lấy bốn viên đường và nhỏ vài giọt kem vào tách cà phê của mình, đoạn để ý đến hoa văn hình cánh hồng trên chiếc tách vì tôi cứ nghĩ sẽ lại nhìn thấy loại đồ sứ xanh trắng quen thuộc vốn có mặt ở bất cứ ngôi nhà cổ nào ở khu di tích cổ của Charleston này. Những bông hồng của bộ tách trà này có màu đỏ tươi với nhiều lớp cánh hoa thật to, gần giống như những bông hoa hồng tôi đã thấy trong khu vườn hoang phế. Tôi nhón lấy một viên kẹo rồi đặt nó lên chiếc đĩa nhỏ cũng có hình hoa hồng, rồi lại lấy thêm một viên nữa và nhận ra rằng ông Vanderhorst đang quan sát tôi. Tôi nhấp một ngụm cà phê một cách lo âu.
“Ðó là hoa hồng Louisa - được mẹ tôi lai giống và đặt theo tên của bà. Bà đã vun trồng những bông hoa ấy trong vườn như cô thấy đấy. Giống hoa hồng này đã từng nổi tiếng một thời - đủ nổi tiếng để các tay thợ ảnh thuộc các tạp chí khắp nơi kéo đến đây để chụp ảnh chúng.” Ðôi mắt của ông lúc này dán chặt vào tôi sau làn kính dày, quan sát tôi như thể ông đang đo lường phản ứng của tôi vậy. “Nhưng giờ đây chỉ có một nơi duy nhất trên thế gian này, nơi mà cô có thể tìm thấy giống hoa hồng này chính là nơi đây tại khu vườn này.”
Tôi gật đầu, hăm hở muốn chuyển sang đề tài tương tự.
“Cô có biết làm vườn không, cô Middleton?”
“À, thật sự là không. Ý tôi là, tôi biết hoa hồng là cái gì, và hoa cúc trông ra làm sao, xem như đó là toàn bộ kiến thức làm vườn của tôi vậy.” Tôi mỉm cười gượng gạo.
Ông Vanderhorst ngồi đối diện với tôi trên một chiếc ghế đồng bộ và rồi ông cầm một chiếc tách lên bằng đôi tay hơi run rẩy. “Ngôi nhà này đã từng có những khu vườn tuyệt đẹp thời mẹ tôi còn sống ở đây. Thật buồn là tôi không thể bảo dưỡng cho khu vườn được như xưa nữa. Tôi chỉ còn đủ sức để bảo dưỡng vườn hồng nhỏ cạnh đài phun nước thôi. Ðó là khu vực mà mẹ tôi ưa thích nhất.”
Tôi lại gật đầu, nhớ lại mảnh vườn nhỏ kỳ quặc ấy và cả tiếng xích đu đong đưa, rồi nhấp thêm một ngụm cà phê. “Theo như tôi đã đề cập trên điện thoại ngày hôm qua, tôi là người môi giới bất động sản, và công ty của tôi rất quan tâm đến việc đăng bán ngôi nhà của bác.” Tôi đặt chiếc tách xuống và lần tay vào trong cặp da và lôi ra tập giấy tờ về giá trị bất động sản trong khu vực này, cũng như các tập bìa quảng cáo trong đó giải thích tại sao công ty tôi tốt hơn hàng chục công ty bất động sản khác trong vùng.
“Cô có phải là cháu nội của ông Augustus Middleton? Cô biết không, ông nội của cô và bố tôi học chung trường Luật Havard đấy. Họ thậm chí đã từng khởi sự đi làm cho cùng một hãng luật, và ông Augustus còn làm phù rể cho đám cưới của bố tôi nữa đấy.”
Tôi cảm thấy lúng túng và cánh tay tôi như nặng trĩu khi tôi vươn tay về phía ông Vanderhorst trong khi ông thì phớt lờ nó đi. Cuối cùng, tôi cúi người về phía trước và đặt tập giấy tờ lên bàn, rồi lại cầm tách cà phê lên. “À không. Tôi không biết là hai gia đình chúng ta quen biết nhau. Quả thật là trái đất tròn.” Tôi lại nhanh chóng uống thêm một ngụm cà phê. “Vậy thì, như tôi đã đề cập, công ty của tôi rất quan tâm đến...”
“Họ dường như bắt đầu có rạn nứt gì đấy khi tôi được tám tuổi. Chẳng bao giờ nói chuyện với nhau nữa. Rồi thi thoảng cũng có gặp nhau ở tòa án khi có việc nhưng chẳng bao giờ nói với nhau nửa lời.”
Tôi hít thở chậm rãi, cố tập trung vào việc nuốt trôi những thứ trong miệng để tránh không bị mắc nghẹn và cố hết sức để giữ cho đôi chân mình không giật bắn lên. Khỉ gió thật. Có phải ông Vanderhorst mời tôi đến đây cốt chỉ để kể lể cho tôi nghe về ông nội của tôi? Ông ta có định mời tôi về hay chưa? Và nếu ông ấy cứ kể cho tôi những việc này trên điện thoại thì có phải là đã tiết kiệm thời gian cho tôi hay không chứ?
“Mặc dù họ bất hòa với nhau nhưng bố tôi vẫn luôn luôn nghĩ rằng ông ấy là một trong những người đáng được kính trọng nhất mà ông ấy từng biết.”
“Phải, à, ông ấy mất khi bố tôi mới mười hai tuổi nên tôi thật sự không biết nhiều.”
“Cô trông giống ông ấy rất nhiều đấy. Bố của cô cũng thế, mặc dù tôi và bố cô chưa bao giờ gặp nhau. Thi thoảng tôi có thấy hình của bố mẹ cô trên báo. Trông cô chẳng giống mẹ chút nào.”
Trời ạ. Nếu ông ta lại nói về mẹ tôi thì tôi phải đi ngay. Nhưng khổ nỗi, tôi lại đã chuẩn bị tinh thần mà bợ đỡ ông ta nhằm giành lấy quyền đăng bán nhà này. “Ông Vanderhorst này, tôi có một cuộc hẹn khác nên tôi cần phải tiến hành thảo luận...”
Một lần nữa, ông ta lại cắt ngang lời tôi như thể tôi chưa hề nói gì. Ông nhìn xuống hai viên kẹo trên đĩa của tôi và có vẻ như ông đang cười. “Ông nội của cô cũng có cái răng sâu đầy huyền thoại đấy.”
Tôi vừa mở miệng định chối phăng việc ấy thì ông lại nói tiếp, “Cô có thích nhà cổ hay không, cô Middleton?”
Trong một thoáng, tôi tự nhủ không biết trong phòng có ống kính quay phim trộm hướng về tôi rồi sẽ được phát lại trong một trong những chương trình truyền hình người thật việc thật ngu xuẩn nào đấy hay không. Tôi cảm thấy miệng mình cứ lắp bắp, cố suy nghĩ xem mình nên thật thà đến đâu. Và như thể không muốn nghe lời nói dối trắng trợn nên con chó nhỏ nhảy phốc ra khỏi chiếc ghế gác chân, nhìn tôi với cái nhìn khinh miệt, rồi chạy ra khỏi phòng.
“Nhà cổ thì, à, nói chung là chúng rất cũ kỹ. Mà như thế cũng hay.” Cao kiến thật. “Ý tôi muốn nói là nhà cổ hiện đang rất thịnh hành trên thị trường bất động sản ngày nay. Và có lẽ bác cũng đã biết, giá cả và sự quan tâm về bất động sản ở khu phố cổ đã tăng lên chóng mặt kể từ những năm 1970 khi Hiệp hội Phố cổ Charleston bắt đầu tài trợ cho chương trình phục hồi khu phố Ansonborough. Người ta mua nhà cổ để đầu tư, sửa chữa tân trang lại rồi bán kiếm lời cũng khá.”
Tôi mạo hiểm nhấp thêm một ngụm cà phê, hy vọng ông ấy sẽ không lái câu chuyện sang hướng khác một lần nữa. Tôi nghía mấy viên kẹo vẫn chưa được chạm đến trên đĩa của mình, và rồi quyết định không ăn vì chỉ cần thấy thế thì ông Vanderhorst lại sẽ có quá nhiều cơ hội mà thay đổi đề tài câu chuyện một lần nữa.
“Như tôi đã đề cập trên điện thoại thì luật sư của bác là ông Drayton đã liên lạc với chúng tôi về việc đăng bán ngôi nhà của bác. Tôi có nghe nói là bác đang cân nhắc đến việc dọn đến ở nhà dưỡng lão và không có người thân nào muốn thừa kế ngôi nhà này.”
Trong khi tôi nói, ông Vanderhorst vẫn chưa chạm gì đến tách cà phê hay những viên kẹo mà ông lại bước về phía những ô cửa sổ cao nhìn ra vườn. Tôi có thể nhìn thấy một phần của cây sồi cao ngoài ấy từ nơi tôi đang ngồi. Tôi ngừng nói, chờ đợi ông xác nhận những điều tôi vừa nói và tranh thủ cắn một miếng kẹo chocolate đắng.
Cuối cùng thì ông cũng bắt đầu nói, giọng trầm nhẹ. “Tôi được sinh ra trong ngôi nhà này và đã sống ở đây cả đời, cô Middleton ạ. Bố tôi cũng thế, cũng như ông tôi, và ông của ông tôi nữa. Kể từ khi ngôi nhà này được xây từ năm 1848 thì luôn luôn có một người trong gia tộc Vanderhorst sinh sống tại đây.”
Miếng chocolate mắc kẹt trong họng tôi. Việc đã đến rồi. Ông này sẽ không bán nhà còn tôi thì vừa phí phạm cả buổi sáng chẳng làm được gì. Tôi nuốt nước bọt và đợi ông nói tiếp, lương tâm tôi cứ cắn rứt, nhắc nhở tôi về những lời giống hệt lời mà mẹ tôi đã từng nói với tôi. Nhưng đó là việc xảy ra đã lâu, lâu lắm rồi, và tôi không còn là cô bé con ngày ấy nữa, thời mà tôi vẫn còn có thể lắng nghe với thật nhiều hy vọng trong lòng.
“Nhưng giờ đây tôi là người duy nhất còn sót lại. Tất cả các thế hệ trước tôi đã từng làm việc thật cật lực để cố giữ ngôi nhà này lại cho gia đình. Thậm chí sau thời Nội chiến, khi mọi thứ đều khó khăn chật vật, họ đã bán đi vàng bạc cùng nữ trang của mình, chịu đói cốt chỉ để giữ lại ngôi nhà này.” Rồi ông quay lại đối diện với tôi, như thể ông vừa chợt nhớ ra là tôi cũng đang có mặt trong căn phòng. “Ngôi nhà này không chỉ được xây bằng những viên gạch, vữa hồ, và gỗ. Nó là một sự gắn kết với quá khứ và với những tiền nhân đã quá cố. Nó là những kỷ niệm và nó mang đến cảm giác ấm áp của gia đình. Nó là một ngôi nhà mà bên trong đã chứng kiến sự chào đời của những đứa trẻ và cái chết của những người già, còn bên ngoài, nó chứng kiến sự thay đổi của thế giới. Nó là một mảnh lịch sử mà ta có thể nắm giữ trong tay.”
Tôi muốn nói thêm rằng, Nó là một gánh nặng nợ nần không đỡ nổi và treo vòng quanh cổ ta, kéo ta xuống cho đến khi ta ngã đập mặt vào tình trạng phá sản. Nhưng tôi không nói gì cả vì lúc này mặt ông Vanderhorst bỗng biến sắc, và ông có vẻ như đang lảo đảo trên đôi chân của mình. Tôi chồm lên và dìu ông về ghế ngồi, đoạn đưa cho ông tách cà phê.
“Bác có cần tôi gọi bác sĩ không? Trông bác không được khỏe lắm.” Tôi đặt tách cà phê lên bàn cạnh ông và nắm lấy tay ông, nhớ lại những gì ông đã nói về ngôi nhà này. Có lẽ đối với tôi thì nó chỉ là gạch và vữa hồ, nhưng đối với ông, nó là cả một đời - một cuộc đời đang gần đến hồi kết mà không có thành viên gia đình nào còn sót lại để tân trang khu vườn hoặc hưởng thụ bộ chén sứ hoa hồng. Ðiều này làm tôi buồn và tôi chẳng muốn thế, nhưng dù vậy tôi vẫn nắm chặt lấy tay ông.
Ông phớt lờ tách cà phê. “Cô có thấy bà ấy không? Ở trong vườn ấy - cô có thấy bà ấy không? Bà ấy chỉ hiện hình trước những ai mà bà ấy chấp thuận thôi.”
Tôi phân vân không biết nên trả lời ông hay gọi bác sĩ trước. Nhưng có một điều ông vừa nói mà tôi đã nghe một lần trước đây, cả triệu năm về trước, khi ấy tôi đã tin tưởng vào nó bằng cả con tim non trẻ và khờ dại của mình. “Nó là một mảnh lịch sử mà ta có thể nắm giữ trong tay.” Tôi nhìn vào mắt ông và tự cho phép mình biết xem ông ấy cần gì và hiểu được nỗi đau của ông.
Hít một hơi thật sâu, tôi nói, “Phải, tôi có thấy bà ấy. Những tôi nghĩ rằng không phải vì bà ấy chấp thuận gì tôi đâu. Chỉ... đơn giản là tôi thường xuyên nhìn thấy những thứ không thật sự hiện hữu.”
Mặt ông đã lấy lại được phần nào thần sắc, và đúng là ông đang mỉm cười. Ông cúi người ra trước rồi vỗ nhẹ vào chân tôi. “Tốt lắm,” ông nói. “Ðây là tin mừng.” Ông dựa lại vào ghế và uống liền ba ngụm cà phê rồi đứng dậy như thể chẳng có gì đã xảy ra.
“Tôi hy vọng cô không phiền tôi kết thúc cuộc gặp tốt đẹp của chúng ta một cách đột ngột như thế này, nhưng thật sự là tôi có vài việc cần phải làm sáng nay trước khi luật sư của tôi đến.” Ông kéo ra một chiếc khăn ăn sạch bằng vải lanh ra khỏi chiếc khay và đặt cái đĩa sứ có hình hoa hồng lên trên chiếc khăn ăn cùng vài viên kẹo lên trên đĩa rồi cột túm các góc chiếc khăn ăn lại ở trên đỉnh và đưa nó cho tôi.
Tôi đứng đấy, sững sờ, những hành vi của ông lại một lần nữa làm cho tôi không nói nên lời. Rồi khi lấy lại được giọng, tôi nói buộc ra câu này, “Nhưng chúng ta thậm chí chưa hề thảo luận...” Tôi đón lấy chiếc đĩa sứ đã được bọc khăn ăn ấy khi ông giúi nó vào tay tôi. “Và tôi không thể nhận cái đĩa sứ này của bác được. Tôi không rõ là khi nào mình sẽ quay trở lại để trả cho bác.”
Ông xua tay. “Ồ, cô không cần phải lo về việc ấy làm gì. Nó sẽ được về đoàn tụ với những chiếc đĩa còn lại sớm hơn là cô nghĩ đấy.”
Tôi muốn bực mình vì đã phí phạm cả buổi sáng cho một cuộc viếng thăm vô bổ như thế này. Nhưng khi tôi nhìn xuống chiếc đĩa sứ trong tay, tôi chỉ có thể cảm nhận được một sự hối tiếc kỳ lạ. Về cái gì? Nó là một mảnh lịch sử mà ta có thể nắm giữ trong tay. Một lần nữa, đó là khi tôi bảy tuổi, đang đứng tay trong tay với mẹ tôi trước một ngôi nhà cổ khác. Mặc dù tôi có phủ nhận trong bao lâu và mạnh mẽ đến đâu, thì tôi vẫn cảm thấy trong xương tủy của mình những gì ông Vanderhorst đang nói về, và tôi đã tự yếu lòng một cách ngu ngốc để cho một ông già lay động trái tim cứng cỏi của mình.
Ông Vanderhorst nghiêng người qua và nhẹ nhàng hôn vào má tôi. “Cám ơn nhé, cô Middleton. Cuộc viếng thăm của cô hôm nay đã mang đến cho ông già này vô vàn điều tốt đẹp.”
“Ồ không, tôi phải cám ơn bác mới phải.” Tôi nói, ngạc nhiên vì mình sắp khóc. Ðã lâu rồi tôi không được ai hôn lên má, và trong một thoáng tôi muốn hỏi ông liệu tôi có thể ngồi lại lâu hơn một chút, ăn kẹo chocolate nhân hồ đào và uống cà phê trong khi trò chuyện về những hồn ma già cỗi - cả những hồn ma còn sống lẫn đã chết - hay không.
Nhưng ông Vanderhorst đã đứng dậy, và khoảnh khắc ấy đã vuột mất. Như một cái máy, tôi khoác cặp đựng tài liệu bằng da lên vai và giữ chặt lấy chiếc khăn ăn bao bọc những viên kẹo và cái đĩa bằng sứ trong khi ông Vanderhorst tiễn tôi ra cửa chính. Chúng tôi đi ngang qua phòng chơi nhạc, nơi có chiếc đại dương cầm chiếm lĩnh cả phòng, và tôi chợt nhớ đến tấm hình một cậu bé con ngồi trên chiếc ghế dài.
Tôi không có thời gian để nấn ná ở lại vì bàn tay của ông Vanderhorst bỗng mạnh mẽ một cách ngạc nhiên sau lưng tôi và đẩy tôi đi về phía cửa chính. Ðối với một ông già vốn phải lê bước đi, ông ấy có vẻ như rất kiên quyết muốn đưa tôi ra khỏi ngôi nhà. Và điều này đối với tôi cũng tốt thôi, thật sự là thế. Tôi đã phí phạm thời gian quá đủ trong hôm nay rồi.
Tôi bước ra ngoài hành lang có mái vòm và quay lại để chào tạm biệt. Lúc này ông đang tươi cười rất rạng rỡ, đôi mắt ông thật sáng, giống như hai đồng xu sáng bóng phía sau lớp kính dày. “Tạm biệt bác Vanderhorst. Rất hân hạnh được gặp bác hôm nay.” Tôi cảm thấy ngạc nhiên vì tôi đang nói thật lòng.
“Không đâu, cô Middleton à. Tôi mới là người hân hạnh được gặp cô đấy.”
Tôi bước dọc theo hành lang đi ra phía cổng ngoài dẫn đến vỉa hè, cảm thấy ông vẫn còn đang nhìn theo. Khi bước đến cổng, tôi chợt nhớ đến đĩa kẹo mà tôi đang cầm. Tôi quay lại và nhìn thấy ông Vanderhorst đang nhìn tôi từ bậc cửa, cạnh những chiếc cột của hành lang có mái vòm này và những ô cửa sổ có kính hàn chì, vốn là một phần lớn của ngôi nhà. “Tôi sẽ cố sớm mang trả cái đĩa cho bác nhé.” Tôi thậm chí còn tưởng tượng rằng mình đang nôn nóng muốn được quay trở lại thăm ông già này.
“Tôi rất tin tưởng là cô sẽ sớm quay lại đấy, cô Middleton ạ. Tạm biệt nhé.”
Tôi mở cửa, rồi đóng lại sau lưng mình, cảm thấy ông vẫn đang dõi nhìn theo tôi xuyên qua chiếc cổng vườn cho đến khi tôi biến mất khỏi tầm nhìn của ông. Tôi không quay nhìn lại về hướng khu vườn dù chỉ một lần, nơi mà âm thanh của sợi dây thừng đung đưa cạ vào lớp vỏ cây già cỗi lại một lần nữa khuyấy động không khí oi nồng buổi ban mai.
Tôi xem xét kỹ ngôi nhà, đầu óc của một người môi giới bất động sản trong tôi đang cố bỏ qua sự hoang phế rõ rệt ấy. Ðây là một ngôi nhà nằm tách biệt, rất có đặc thù riêng của Charleston, vuông góc với con đường và do đó mặt ngắn hơn của ngôi nhà lại tiếp giáp với lề đường. Cổng chính vào nhà, với đường viền trang trí trần nhà bằng những hoa văn lộng lẫy cùng với những chiếc giá đỡ có khảm bạc theo phong cách Ý mở vào hành lang có mái vòm hướng về khu vườn, là nơi tôi có thể tìm được lối vào ngôi nhà. Tôi chun mũi vì mùi mục nát quá quen thuộc mà tôi biết mình sẽ ngửi thấy một khi bước vào ngôi nhà này. Mặc dù ngôi nhà nằm ở phía nam của khu Broad mà ai cũng thèm muốn, nhưng tôi nghĩ bất cứ ai nếu muốn mua ngôi nhà này cũng phải thứ nhất là mù quáng và thứ hai là cực kỳ xuẩn ngốc. Theo kinh nghiệm phong phú của mình về mua bán nhà cổ trong thành phố thì tôi sẽ cho rằng những ai muốn mua ngôi nhà này thuộc vế thứ hai của nhận định trên.
Nhịp điệu của tiếng dây thừng cạ vào thân cây càng khuấy động thêm không khí oi nồng ban sáng của Charleston, gây sự chú ý nơi tôi và đưa chân tôi bước đến hàng rào bằng sắt rèn đã hoen gỉ, rồi nhìn săm soi vào khu vườn bên hông nhà. Tôi không rõ có phải vì sự tò mò đã khiến tôi dừng lại hay chỉ vì tôi miễn cưỡng không muốn tiến tới. Tôi ghét những ngôi nhà cổ. Mà điều này cũng lạ, thật thế, vì nhà cổ là chuyên môn của tôi trong ngành bất động sản. Mà rồi, có lẽ cũng không thật sự kỳ quặc cho lắm nếu xem xét nguồn gốc của sự không ưa thích này. Suy cho cùng, có nhiều lý do khiến tôi không ưa những ngôi nhà cổ. Thứ nhất là chúng thường có mùi dầu chanh và sáp ong hòa quyện với mùi long não. Và dường như còn luôn đi kèm cả với dáng đi chậm chạp của một người có tuổi, vốn đã quá già không đủ sức bảo quản ngôi nhà được nữa mà đồng thời lại quá cứng nhắc không chịu buông đi. Giống như chủ nhân của nó đã vắt kiệt mọi hy vọng sẽ tìm thấy điều gì đó trong tương lai mà lại có thể tốt đẹp như trong quá khứ. Thật buồn thảm, đúng là như thế. Cuối cùng thì nó sẽ chỉ còn lại những khúc gỗ cùng với vôi vữa mà thôi.
Không nhìn thấy gì nên tôi đẩy chiếc cổng cứng nhắc được bao phủ bởi hoa lài leo đặc trưng của miền Nam, những cái bản lề hoen gỉ rồi cũng miễn cưỡng nhường bước. Tôi đưa bước một cách thận trọng qua lối đi nứt nẻ của một nơi mà chắc chắn đã từng là một khu vườn được nâng niu chăm sóc và cắt tỉa rất công phu, đôi giày bít cao gót của tôi cứ phải tránh các đường nứt trong khi cỏ dại mọc cao với gai nhọn có thể làm rách vớ da và bộ đồ veston bằng lụa của tôi chỉ với một chút sơ xuất.
Một cái bóng vừa lướt qua từ phía cuối khu vườn khiến tôi chú ý. Phớt lờ những giọt mồ hôi đang chạy dài xuống phần thân trước của chiếc áo đang mặc, tôi rón rén bước qua đám cỏ dại để nhìn cho kỹ hơn.
Hoa dại mọc um tùm bao quanh một chiếc đài phun nước nơi có tượng tiểu thiên sứ ngồi lơ lửng chính giữa trong nhịp điệu bất tận của những giọt nước tưởng tượng phun ra từ mép đá. Cỏ dại cao đến ngang hông và bò vào đài phun nước, nắm lấy gót chân của tiểu thiên sứ. Một con tắc kè bắn ra từ phần mép bằng xi măng sứt sẹo của chiếc đài phun nước rồi chạy dọc theo bên hông chiếc đài. Ôm chặt cặp tài liệu bằng da vào người, chẳng hiểu tại sao tôi lại đi theo con tắc kè đến phía sau lưng của bức tượng. Mồ hôi bắt đầu chảy thành dòng sau gáy tôi, và tôi đưa tay lên để quẹt nó đi. Những ngón tay tôi bỗng cảm thấy lạnh như nước đá khi sờ vào da thịt mình, một thứ dấu hiệu cảnh báo mà tôi đã bắt đầu nhận ra từ khi tôi còn rất nhỏ. Tôi tập trung lại, cố phớt lờ cảm giác như kim chích đang chạy dọc theo sống lưng, nó khiến tôi lắng nghe những thứ mà tôi không muốn nghe trong khi những người khác thì lại không thể nghe thấy.
Tôi rất muốn bỏ đi, nhưng tôi lại dừng lại khi thoáng nhìn thấy có một vệt sáng đỏ ở đâu đấy trong khi đôi gót giày da Ý xinh đẹp và đắt tiền của tôi đã lún sâu vào lớp đất bùn dày đặc. Một khoảnh đất nhỏ hình bầu dục đã được dọn sạch cỏ dại, nơi đây, nhô ra từ bụi cây tuyết tùng vừa được cắt xén là bốn bụi hoa hồng to tướng đang nẩy mầm với sắc đỏ tươi rói mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Trông chúng giống như những cô gái trẻ diện quần áo sáng màu và ngồi ở hàng ghế cuối trong một nhà thờ đổ nát, và hương thơm của chúng thậm chí cũng có vẻ lạc lõng trong khu vườn vắng vẻ đìu hiu này. Tôi quay mặt đi, cảm nhận được một nỗi buồn thường trực dường như đã thấm đẫm vào không khí trong phần sân vườn này.
Hơi nóng đang ép xuống người tôi dường như lại có một cái lạnh trong phần lõi của nó, và tôi bắt đầu cảm thấy hụt hơi, như thể tôi vừa chạy một quãng dài. Vừa đi vừa dừng, tôi ngã dúi dụi vào bóng râm bên dưới một cây sồi to. Tôi dựa vào thân cây rồi nhìn lên, cố thở lấy hơi trong một khu vườn mà dường như đã hút sạch dưỡng khí và thậm chí cả thời gian nữa. Rêu phong quấn choàng quanh những cành to già cỗi, những nhánh cây đồ sộ là minh chứng cho tuổi đời của cây sồi, và rễ của nó bò về hướng ngôi nhà. Tiếng xích đu đong đưa tiếp tục vang vọng xuyên suốt khu vườn um tùm cây cỏ, và khi tôi quay đầu, một lần nữa từ góc mắt mình tôi lại bắt gặp một cái bóng đang di chuyển. Trong một thoáng, tôi nghĩ tôi vừa nhìn thấy một người phụ nữ vận một chiếc váy kiểu xưa đang đẩy một chiếc xích đu không có người ngồi treo bằng dây thừng trên cây sồi. Hình ảnh này chỉ lờ mờ, những đường viền chung quanh nó mờ nhạt nhìn không rõ.
Cảm giác như kim chích lại xộc vào gáy tôi một lần nữa, tôi quay ngoắt người về hướng hành lang có mái vòm và bước đều xuyên suốt khu vườn, không còn lo ngại gì cho đôi vớ da của mình hay bất cứ thứ gì khác nữa ngoài việc hoàn thành cho xong mục đích cuộc đi hôm nay.
Tôi đi qua hành lang lát đá cẩm thạch, và nhấn mạnh vào chuông cửa rồi lại nhấn một lần nữa, quyết chí làm sao để có người ra mở cửa cho nhanh. Sự chờ đợi cứ như là vô tận cho đến khi có tiếng lê bước chậm chạp đằng sau cánh cửa đang đóng. Tôi thấy có ai đó đang di chuyển khi nhìn qua ô cửa làm bằng kính xiên góc của chiếc cửa được trang trí bằng những hoa văn hình cánh hồng leo. Hoa văn này làm lệch hướng ánh sáng và màu sắc và phân tách hình ảnh của người đứng phía bên kia cánh cửa ra thành cả nghìn mảnh nhỏ.
Tôi thở dài, biết rằng sẽ mất thêm cỡ năm phút nữa thì ông già này mới mở xong toàn bộ những cái chốt cửa và thêm hai mươi phút nữa thì ông mới cho tôi được trình bày mục đích chính của buổi gặp hôm nay. Tương tự, tôi cũng biết chắc rằng nếu tôi ngoảnh đầu lại hướng có âm thanh của chiếc xích đu, thì tôi sẽ không nhìn thấy gì cả.
Cửa bật mở, và tôi ngạc nhiên lùi lại một bước khi tôi nhận ra mình đang nhìn chằm chặp vào đôi mắt nâu to được phóng đại bởi một vật thể trông giống như hai cái đáy chai Coca-Cola được nhét trong cái gọng kính có dây. Người đàn ông này cao ít nhất cũng phải cỡ một mét chín, thậm chí với đôi vai khòm bên dưới chiếc áo sơ mi trắng bằng vải cotton may ở tiệm và áo veston sẫm màu, một chiếc khăn mùi soa bằng vải lanh gấp gọn gàng bên trong túi áo khoác.
Tôi rút một trong những tấm danh thiếp của mình ra và đưa nó trước mặt ông già. “Bác có phải là ông Vanderhorst? Tôi là Melanie Middleton, nhân viên của công ty bất động sản Henderson. Chúng ta đã nói chuyện trên điện thoại ngày hôm qua.” Người đàn ông này chẳng có động thái nào muốn nhận lấy tấm danh thiếp của tôi và vẫn còn chăm chăm nhìn tôi qua lăng kính dày của ông. “Chúng ta đã hẹn gặp vào hôm nay để trao đổi về ngôi nhà của bác.”
Ông ta làm ra vẻ như chẳng hề nghe tôi. “Tôi thấy cô đi trong vườn.”
Rồi ông tiếp tục săm soi nhìn tôi. Tôi chà hai bàn tay lên xuống hai cánh tay mình, cảm giác như thể bên ngoài đang là âm một độ thay vì là ba mươi sáu độ rưỡi. “Tôi hy vọng bác không phiền về việc ấy. Tôi muốn xem kỹ khu đất.”
Tôi quay mặt về phía khu vườn như thể muốn minh họa ý mình vừa nói và nhận ra rằng tiếng xích đu cũng vừa ngưng ngay khi cửa mở. Diện tích khu đất này khá rộng so với tiêu chuẩn của khu di tích cổ, và tôi không thể không nghĩ đến việc ngôi nhà đang chiếm diện tích to như thế này là quá phí và nếu được dùng làm bãi đậu xe cho những cửa hiệu và nhà hàng lân cận thì có ích hơn rất nhiều.
“Cô có thấy bà ấy không?”
Giọng nói của ông làm tôi giật mình. Rất trầm và êm, như thể nó ít khi được sử dụng đến, và ông không hề hay biết về việc ông cần phải lấy bao nhiêu hơi cho từng từ ông nói.
“Thấy ai ạ?”
“Người phụ nữ đưa chiếc xích đu ấy.”
Bây giờ thì ông hoàn toàn gây sự chú ý nơi tôi. Tôi nhìn vào đôi mắt được phóng đại qua cặp kính của ông. “Không. Không có ai ở đó cả. Có phải bác đang chờ ai đấy không?”
Thay vì trả lời tôi, ông lại lùi bước, rồi mở rộng cửa ra hơn và vòng tay làm một cử chỉ nhã nhặn. “Cô không vào nhà à? Chúng ta vào phòng khách ngồi nói chuyện nhé, để tôi đi lấy cà phê.”
“Cám ơn bác, nhưng chắc là không cầ...n...”
Nhưng ông già đã quay đi và lê bước ngang qua vòng cung bằng đá ngăn cách đại sảnh với cầu thang. Giấy dán tường kiểu Trung Hoa đã phai màu bao phủ các bức tường, và tôi bỗng có ấn tượng thoáng qua về vẻ đẹp trang nhã của nó nhưng khi tôi nhìn gần hơn và thấy bề mặt không bằng phẳng cùng với những lớp vỏ tróc ra của nó thì tôi lại bắt đầu nhẩm tính trong đầu về chi phí cho việc trùng tu giấy dán tường vẽ tay như thế này.
Tôi bước theo lối đi vào nhà có các cột theo lối kiến trúc Hy Lạp cổ và vào căn phòng mà ông Vanderhorst vừa chỉ định. Trước mắt tôi là một căn phòng khách chính thật rộng với trần nhà cao và được chạm khắc theo lối kiến trúc cổ tinh xảo vòng quanh cả căn phòng. Một chiếc đèn chùm treo trần nhà bằng pha lê đầy bụi bặm chiếm lĩnh cả căn phòng, những miếng pha lê còn sót lại của nó dường như được níu lại bởi lớp mạng nhện dày. Một tấm huy hiệu lớn làm bằng thạch cao và trông rất rườm rà nằm phía trên chiếc đèn chùm treo trên trần nhà là cú huých cuối cùng khiến tôi không khỏi nghĩ rằng căn phòng này trông giống như một chiếc bánh cưới xinh đẹp bị bỏ mặc quá lâu trong một căn phòng ấm áp.
Lại ngửi thấy mùi sáp ong, tôi chun mũi lần nữa, so sánh những thứ chung quanh ở đây với căn hộ mới xây mà tôi đang thuê gần đường Mt. Pleasant, với những bức tường trắng trơn, sàn lót thảm, và máy điều hòa cho cả căn hộ. Tôi chẳng bao giờ hiểu nổi tại sao lại có người cảm thấy như mình có đặc quyền khi phải trả một món tiền to chỉ để tự nhận lấy gánh nặng cho mình với một đống gỗ xây nhà bị mối ăn như thế này, và rồi tiếp tục tự đưa mình đến tình trạng vỡ nợ vì phải chu cấp cho nhu cầu bảo tồn kinh khủng của một ngôi nhà cổ như thế này. Tôi rùng mình, cảm thấy biết ơn về việc tôi được nuôi dưỡng trong một gia đình có truyền thống nhà binh vốn chưa bao giờ dung dưỡng cho bất cứ thái độ ấm áp thân thiện nào đối với kiến trúc cổ.
Tôi nhìn chung quanh căn phòng, cẩn thận không sờ vào bất cứ vật gì vì không muốn dây bụi bẩn vào tay và quần áo của mình. Vải bạt che phủ hầu hết những thứ trông như đồ nội thất cổ ngoại trừ một chiếc ghế bành thời vua Louis thứ mười lăm được bao phủ bởi những đường thêu chéo chằng chịt cùng với một chiếc ghế gác chân đồng bộ và một chiếc đồng hồ quả lắc đồ sộ bằng gỗ gụ. Một chú chó nhỏ lông trắng đốm đen đang nằm cuộn tròn trên chiếc ghế gác chân và giương đôi mắt nâu to giống hệt như đôi mắt của vị chủ nhà này. Ý nghĩ ấy khiến tôi mỉm cười cho đến khi tôi phát hiện ra một đường nứt to khổng lồ trên bức tường thạch cao, chạy dài từ đường chân tường lên đến tận phần trang trí trần nhà cũng bị nứt ở góc phòng. Mắt tôi đảo từ vết dột to trên trần nhà đã bị tróc sơn cho đến phần sàn nhà đã oằn xuống bên dưới. Bỗng dưng tôi có cảm giác kiệt sức, như thể tôi vừa hấp thụ sự già nua và mục nát của căn phòng vào người, theo một cách nào đó.
Tôi dịch chuyển đến một trong những chiếc cửa sổ cao từ sàn lên đến trần nhà, hy vọng ánh sáng ban ngày sẽ giúp tôi trở nên vui vẻ hoạt bát hơn. Vén lớp màn cửa sổ bằng vải lụa trung đông màu đỏ thẫm đã bạc màu, suýt tí nữa thì nghẹt thở vì mùi bụi bặm lâu ngày, tôi dừng lại, tự nhủ không hiểu những đường viền nhỏ trên tường mà tôi nhìn thấy có thật sự là những đường nứt cực mảnh bên trong lớp vữa tường hay không. Tôi lại cúi người đến gần hơn và nhíu mắt nhìn, ước gì tôi có mang theo mắt kính lúc này. Một đường kẻ màu xám nhạt kéo dài từ đỉnh của đường viền chân tường lên trên tường, dài cỡ một mét ba mươi phân. Có những vạch nhỏ chia đôi đường kẻ cách nhau cỡ khoảng hai phân rưỡi, và có những con số viết tay thanh nhã bé tí cạnh mỗi đường chia vạch. Tôi ngồi xổm xuống để nhìn cho rõ hơn và nhận ra rằng đấy là một biểu đồ tăng trưởng trẻ em, với những chữ viết tắt MBG được viết theo đường kẻ dọc cùng với tuổi của đứa trẻ tên MBG ấy bắt đầu từ một tuổi. Lần ngón tay theo đường kẻ, tôi thấy nó dừng ở năm thứ tám của bé MBG.
“Ðó là biểu đồ tăng trưởng hồi bé của tôi đấy.”
Tiếng nói ấy phát ra ngay sau lưng tôi khiến tôi giật nảy mình, tự hỏi làm sao mà ông già ấy có thể di chuyển nhẹ nhàng đến thế.
“Nhưng mà những chữ viết tắt ấy... họ của bác chẳng phải là Vanderhorst sao?”
Ðôi mắt của ông tập trung vào những vệt bút chì trên tường, và tôi nhận ra rằng chiếc bàn giấy cổ đã được kéo ra khỏi tường để lộ ra những dấu đánh ấy và giờ đây hầu như nằm ngay chính giữa căn phòng. “MBG là chữ viết tắt của ‘my best guy.’ (anh chàng mẹ yêu nhất). Mẹ tôi từng gọi tôi như thế.”
Giọng nói mềm mỏng của ông già khiến tôi nhớ lại giọng nói của tôi hồi còn là cô bé con khi tôi giả vờ nói chuyện điện thoại đường dài với bà ngoại đã quá cố của mình. Tôi nhìn ra nơi khác. Một chiếc khay trên ấy có những chiếc tách trà bằng sứ rất trang nhã và một đĩa kẹo chocolate nhân hồ đào đã được đặt lên một chiếc bàn nhỏ không có vải bạt che phủ. Nhích lại gần chiếc bàn nhỏ, tôi thoáng thấy một cái khung ảnh lớn đặt trên bàn có hình chân dung màu vàng nâu của một cậu bé đang ngồi trên ghế đánh đàn piano.
Một lần nữa, giọng nói của ông Vanderhorst lại vang ngay bên tai tôi. “Ðó là hình tôi khi tôi khoảng bốn tuổi đấy. Mẹ tôi là một người chụp ảnh nghiệp dư. Bà ấy thích chụp hình tôi lắm.” Ông lại lê bước ra phía sau tôi và kéo tấm che đầy bụi ra khỏi chiếc ghế bành Sheridan trang nhã cho tôi ngồi.
Tôi ngồi xuống, đặt tập tài liệu bằng da lên sàn nhà cạnh chân mình, rồi rướn người xúc lấy bốn viên đường và nhỏ vài giọt kem vào tách cà phê của mình, đoạn để ý đến hoa văn hình cánh hồng trên chiếc tách vì tôi cứ nghĩ sẽ lại nhìn thấy loại đồ sứ xanh trắng quen thuộc vốn có mặt ở bất cứ ngôi nhà cổ nào ở khu di tích cổ của Charleston này. Những bông hồng của bộ tách trà này có màu đỏ tươi với nhiều lớp cánh hoa thật to, gần giống như những bông hoa hồng tôi đã thấy trong khu vườn hoang phế. Tôi nhón lấy một viên kẹo rồi đặt nó lên chiếc đĩa nhỏ cũng có hình hoa hồng, rồi lại lấy thêm một viên nữa và nhận ra rằng ông Vanderhorst đang quan sát tôi. Tôi nhấp một ngụm cà phê một cách lo âu.
“Ðó là hoa hồng Louisa - được mẹ tôi lai giống và đặt theo tên của bà. Bà đã vun trồng những bông hoa ấy trong vườn như cô thấy đấy. Giống hoa hồng này đã từng nổi tiếng một thời - đủ nổi tiếng để các tay thợ ảnh thuộc các tạp chí khắp nơi kéo đến đây để chụp ảnh chúng.” Ðôi mắt của ông lúc này dán chặt vào tôi sau làn kính dày, quan sát tôi như thể ông đang đo lường phản ứng của tôi vậy. “Nhưng giờ đây chỉ có một nơi duy nhất trên thế gian này, nơi mà cô có thể tìm thấy giống hoa hồng này chính là nơi đây tại khu vườn này.”
Tôi gật đầu, hăm hở muốn chuyển sang đề tài tương tự.
“Cô có biết làm vườn không, cô Middleton?”
“À, thật sự là không. Ý tôi là, tôi biết hoa hồng là cái gì, và hoa cúc trông ra làm sao, xem như đó là toàn bộ kiến thức làm vườn của tôi vậy.” Tôi mỉm cười gượng gạo.
Ông Vanderhorst ngồi đối diện với tôi trên một chiếc ghế đồng bộ và rồi ông cầm một chiếc tách lên bằng đôi tay hơi run rẩy. “Ngôi nhà này đã từng có những khu vườn tuyệt đẹp thời mẹ tôi còn sống ở đây. Thật buồn là tôi không thể bảo dưỡng cho khu vườn được như xưa nữa. Tôi chỉ còn đủ sức để bảo dưỡng vườn hồng nhỏ cạnh đài phun nước thôi. Ðó là khu vực mà mẹ tôi ưa thích nhất.”
Tôi lại gật đầu, nhớ lại mảnh vườn nhỏ kỳ quặc ấy và cả tiếng xích đu đong đưa, rồi nhấp thêm một ngụm cà phê. “Theo như tôi đã đề cập trên điện thoại ngày hôm qua, tôi là người môi giới bất động sản, và công ty của tôi rất quan tâm đến việc đăng bán ngôi nhà của bác.” Tôi đặt chiếc tách xuống và lần tay vào trong cặp da và lôi ra tập giấy tờ về giá trị bất động sản trong khu vực này, cũng như các tập bìa quảng cáo trong đó giải thích tại sao công ty tôi tốt hơn hàng chục công ty bất động sản khác trong vùng.
“Cô có phải là cháu nội của ông Augustus Middleton? Cô biết không, ông nội của cô và bố tôi học chung trường Luật Havard đấy. Họ thậm chí đã từng khởi sự đi làm cho cùng một hãng luật, và ông Augustus còn làm phù rể cho đám cưới của bố tôi nữa đấy.”
Tôi cảm thấy lúng túng và cánh tay tôi như nặng trĩu khi tôi vươn tay về phía ông Vanderhorst trong khi ông thì phớt lờ nó đi. Cuối cùng, tôi cúi người về phía trước và đặt tập giấy tờ lên bàn, rồi lại cầm tách cà phê lên. “À không. Tôi không biết là hai gia đình chúng ta quen biết nhau. Quả thật là trái đất tròn.” Tôi lại nhanh chóng uống thêm một ngụm cà phê. “Vậy thì, như tôi đã đề cập, công ty của tôi rất quan tâm đến...”
“Họ dường như bắt đầu có rạn nứt gì đấy khi tôi được tám tuổi. Chẳng bao giờ nói chuyện với nhau nữa. Rồi thi thoảng cũng có gặp nhau ở tòa án khi có việc nhưng chẳng bao giờ nói với nhau nửa lời.”
Tôi hít thở chậm rãi, cố tập trung vào việc nuốt trôi những thứ trong miệng để tránh không bị mắc nghẹn và cố hết sức để giữ cho đôi chân mình không giật bắn lên. Khỉ gió thật. Có phải ông Vanderhorst mời tôi đến đây cốt chỉ để kể lể cho tôi nghe về ông nội của tôi? Ông ta có định mời tôi về hay chưa? Và nếu ông ấy cứ kể cho tôi những việc này trên điện thoại thì có phải là đã tiết kiệm thời gian cho tôi hay không chứ?
“Mặc dù họ bất hòa với nhau nhưng bố tôi vẫn luôn luôn nghĩ rằng ông ấy là một trong những người đáng được kính trọng nhất mà ông ấy từng biết.”
“Phải, à, ông ấy mất khi bố tôi mới mười hai tuổi nên tôi thật sự không biết nhiều.”
“Cô trông giống ông ấy rất nhiều đấy. Bố của cô cũng thế, mặc dù tôi và bố cô chưa bao giờ gặp nhau. Thi thoảng tôi có thấy hình của bố mẹ cô trên báo. Trông cô chẳng giống mẹ chút nào.”
Trời ạ. Nếu ông ta lại nói về mẹ tôi thì tôi phải đi ngay. Nhưng khổ nỗi, tôi lại đã chuẩn bị tinh thần mà bợ đỡ ông ta nhằm giành lấy quyền đăng bán nhà này. “Ông Vanderhorst này, tôi có một cuộc hẹn khác nên tôi cần phải tiến hành thảo luận...”
Một lần nữa, ông ta lại cắt ngang lời tôi như thể tôi chưa hề nói gì. Ông nhìn xuống hai viên kẹo trên đĩa của tôi và có vẻ như ông đang cười. “Ông nội của cô cũng có cái răng sâu đầy huyền thoại đấy.”
Tôi vừa mở miệng định chối phăng việc ấy thì ông lại nói tiếp, “Cô có thích nhà cổ hay không, cô Middleton?”
Trong một thoáng, tôi tự nhủ không biết trong phòng có ống kính quay phim trộm hướng về tôi rồi sẽ được phát lại trong một trong những chương trình truyền hình người thật việc thật ngu xuẩn nào đấy hay không. Tôi cảm thấy miệng mình cứ lắp bắp, cố suy nghĩ xem mình nên thật thà đến đâu. Và như thể không muốn nghe lời nói dối trắng trợn nên con chó nhỏ nhảy phốc ra khỏi chiếc ghế gác chân, nhìn tôi với cái nhìn khinh miệt, rồi chạy ra khỏi phòng.
“Nhà cổ thì, à, nói chung là chúng rất cũ kỹ. Mà như thế cũng hay.” Cao kiến thật. “Ý tôi muốn nói là nhà cổ hiện đang rất thịnh hành trên thị trường bất động sản ngày nay. Và có lẽ bác cũng đã biết, giá cả và sự quan tâm về bất động sản ở khu phố cổ đã tăng lên chóng mặt kể từ những năm 1970 khi Hiệp hội Phố cổ Charleston bắt đầu tài trợ cho chương trình phục hồi khu phố Ansonborough. Người ta mua nhà cổ để đầu tư, sửa chữa tân trang lại rồi bán kiếm lời cũng khá.”
Tôi mạo hiểm nhấp thêm một ngụm cà phê, hy vọng ông ấy sẽ không lái câu chuyện sang hướng khác một lần nữa. Tôi nghía mấy viên kẹo vẫn chưa được chạm đến trên đĩa của mình, và rồi quyết định không ăn vì chỉ cần thấy thế thì ông Vanderhorst lại sẽ có quá nhiều cơ hội mà thay đổi đề tài câu chuyện một lần nữa.
“Như tôi đã đề cập trên điện thoại thì luật sư của bác là ông Drayton đã liên lạc với chúng tôi về việc đăng bán ngôi nhà của bác. Tôi có nghe nói là bác đang cân nhắc đến việc dọn đến ở nhà dưỡng lão và không có người thân nào muốn thừa kế ngôi nhà này.”
Trong khi tôi nói, ông Vanderhorst vẫn chưa chạm gì đến tách cà phê hay những viên kẹo mà ông lại bước về phía những ô cửa sổ cao nhìn ra vườn. Tôi có thể nhìn thấy một phần của cây sồi cao ngoài ấy từ nơi tôi đang ngồi. Tôi ngừng nói, chờ đợi ông xác nhận những điều tôi vừa nói và tranh thủ cắn một miếng kẹo chocolate đắng.
Cuối cùng thì ông cũng bắt đầu nói, giọng trầm nhẹ. “Tôi được sinh ra trong ngôi nhà này và đã sống ở đây cả đời, cô Middleton ạ. Bố tôi cũng thế, cũng như ông tôi, và ông của ông tôi nữa. Kể từ khi ngôi nhà này được xây từ năm 1848 thì luôn luôn có một người trong gia tộc Vanderhorst sinh sống tại đây.”
Miếng chocolate mắc kẹt trong họng tôi. Việc đã đến rồi. Ông này sẽ không bán nhà còn tôi thì vừa phí phạm cả buổi sáng chẳng làm được gì. Tôi nuốt nước bọt và đợi ông nói tiếp, lương tâm tôi cứ cắn rứt, nhắc nhở tôi về những lời giống hệt lời mà mẹ tôi đã từng nói với tôi. Nhưng đó là việc xảy ra đã lâu, lâu lắm rồi, và tôi không còn là cô bé con ngày ấy nữa, thời mà tôi vẫn còn có thể lắng nghe với thật nhiều hy vọng trong lòng.
“Nhưng giờ đây tôi là người duy nhất còn sót lại. Tất cả các thế hệ trước tôi đã từng làm việc thật cật lực để cố giữ ngôi nhà này lại cho gia đình. Thậm chí sau thời Nội chiến, khi mọi thứ đều khó khăn chật vật, họ đã bán đi vàng bạc cùng nữ trang của mình, chịu đói cốt chỉ để giữ lại ngôi nhà này.” Rồi ông quay lại đối diện với tôi, như thể ông vừa chợt nhớ ra là tôi cũng đang có mặt trong căn phòng. “Ngôi nhà này không chỉ được xây bằng những viên gạch, vữa hồ, và gỗ. Nó là một sự gắn kết với quá khứ và với những tiền nhân đã quá cố. Nó là những kỷ niệm và nó mang đến cảm giác ấm áp của gia đình. Nó là một ngôi nhà mà bên trong đã chứng kiến sự chào đời của những đứa trẻ và cái chết của những người già, còn bên ngoài, nó chứng kiến sự thay đổi của thế giới. Nó là một mảnh lịch sử mà ta có thể nắm giữ trong tay.”
Tôi muốn nói thêm rằng, Nó là một gánh nặng nợ nần không đỡ nổi và treo vòng quanh cổ ta, kéo ta xuống cho đến khi ta ngã đập mặt vào tình trạng phá sản. Nhưng tôi không nói gì cả vì lúc này mặt ông Vanderhorst bỗng biến sắc, và ông có vẻ như đang lảo đảo trên đôi chân của mình. Tôi chồm lên và dìu ông về ghế ngồi, đoạn đưa cho ông tách cà phê.
“Bác có cần tôi gọi bác sĩ không? Trông bác không được khỏe lắm.” Tôi đặt tách cà phê lên bàn cạnh ông và nắm lấy tay ông, nhớ lại những gì ông đã nói về ngôi nhà này. Có lẽ đối với tôi thì nó chỉ là gạch và vữa hồ, nhưng đối với ông, nó là cả một đời - một cuộc đời đang gần đến hồi kết mà không có thành viên gia đình nào còn sót lại để tân trang khu vườn hoặc hưởng thụ bộ chén sứ hoa hồng. Ðiều này làm tôi buồn và tôi chẳng muốn thế, nhưng dù vậy tôi vẫn nắm chặt lấy tay ông.
Ông phớt lờ tách cà phê. “Cô có thấy bà ấy không? Ở trong vườn ấy - cô có thấy bà ấy không? Bà ấy chỉ hiện hình trước những ai mà bà ấy chấp thuận thôi.”
Tôi phân vân không biết nên trả lời ông hay gọi bác sĩ trước. Nhưng có một điều ông vừa nói mà tôi đã nghe một lần trước đây, cả triệu năm về trước, khi ấy tôi đã tin tưởng vào nó bằng cả con tim non trẻ và khờ dại của mình. “Nó là một mảnh lịch sử mà ta có thể nắm giữ trong tay.” Tôi nhìn vào mắt ông và tự cho phép mình biết xem ông ấy cần gì và hiểu được nỗi đau của ông.
Hít một hơi thật sâu, tôi nói, “Phải, tôi có thấy bà ấy. Những tôi nghĩ rằng không phải vì bà ấy chấp thuận gì tôi đâu. Chỉ... đơn giản là tôi thường xuyên nhìn thấy những thứ không thật sự hiện hữu.”
Mặt ông đã lấy lại được phần nào thần sắc, và đúng là ông đang mỉm cười. Ông cúi người ra trước rồi vỗ nhẹ vào chân tôi. “Tốt lắm,” ông nói. “Ðây là tin mừng.” Ông dựa lại vào ghế và uống liền ba ngụm cà phê rồi đứng dậy như thể chẳng có gì đã xảy ra.
“Tôi hy vọng cô không phiền tôi kết thúc cuộc gặp tốt đẹp của chúng ta một cách đột ngột như thế này, nhưng thật sự là tôi có vài việc cần phải làm sáng nay trước khi luật sư của tôi đến.” Ông kéo ra một chiếc khăn ăn sạch bằng vải lanh ra khỏi chiếc khay và đặt cái đĩa sứ có hình hoa hồng lên trên chiếc khăn ăn cùng vài viên kẹo lên trên đĩa rồi cột túm các góc chiếc khăn ăn lại ở trên đỉnh và đưa nó cho tôi.
Tôi đứng đấy, sững sờ, những hành vi của ông lại một lần nữa làm cho tôi không nói nên lời. Rồi khi lấy lại được giọng, tôi nói buộc ra câu này, “Nhưng chúng ta thậm chí chưa hề thảo luận...” Tôi đón lấy chiếc đĩa sứ đã được bọc khăn ăn ấy khi ông giúi nó vào tay tôi. “Và tôi không thể nhận cái đĩa sứ này của bác được. Tôi không rõ là khi nào mình sẽ quay trở lại để trả cho bác.”
Ông xua tay. “Ồ, cô không cần phải lo về việc ấy làm gì. Nó sẽ được về đoàn tụ với những chiếc đĩa còn lại sớm hơn là cô nghĩ đấy.”
Tôi muốn bực mình vì đã phí phạm cả buổi sáng cho một cuộc viếng thăm vô bổ như thế này. Nhưng khi tôi nhìn xuống chiếc đĩa sứ trong tay, tôi chỉ có thể cảm nhận được một sự hối tiếc kỳ lạ. Về cái gì? Nó là một mảnh lịch sử mà ta có thể nắm giữ trong tay. Một lần nữa, đó là khi tôi bảy tuổi, đang đứng tay trong tay với mẹ tôi trước một ngôi nhà cổ khác. Mặc dù tôi có phủ nhận trong bao lâu và mạnh mẽ đến đâu, thì tôi vẫn cảm thấy trong xương tủy của mình những gì ông Vanderhorst đang nói về, và tôi đã tự yếu lòng một cách ngu ngốc để cho một ông già lay động trái tim cứng cỏi của mình.
Ông Vanderhorst nghiêng người qua và nhẹ nhàng hôn vào má tôi. “Cám ơn nhé, cô Middleton. Cuộc viếng thăm của cô hôm nay đã mang đến cho ông già này vô vàn điều tốt đẹp.”
“Ồ không, tôi phải cám ơn bác mới phải.” Tôi nói, ngạc nhiên vì mình sắp khóc. Ðã lâu rồi tôi không được ai hôn lên má, và trong một thoáng tôi muốn hỏi ông liệu tôi có thể ngồi lại lâu hơn một chút, ăn kẹo chocolate nhân hồ đào và uống cà phê trong khi trò chuyện về những hồn ma già cỗi - cả những hồn ma còn sống lẫn đã chết - hay không.
Nhưng ông Vanderhorst đã đứng dậy, và khoảnh khắc ấy đã vuột mất. Như một cái máy, tôi khoác cặp đựng tài liệu bằng da lên vai và giữ chặt lấy chiếc khăn ăn bao bọc những viên kẹo và cái đĩa bằng sứ trong khi ông Vanderhorst tiễn tôi ra cửa chính. Chúng tôi đi ngang qua phòng chơi nhạc, nơi có chiếc đại dương cầm chiếm lĩnh cả phòng, và tôi chợt nhớ đến tấm hình một cậu bé con ngồi trên chiếc ghế dài.
Tôi không có thời gian để nấn ná ở lại vì bàn tay của ông Vanderhorst bỗng mạnh mẽ một cách ngạc nhiên sau lưng tôi và đẩy tôi đi về phía cửa chính. Ðối với một ông già vốn phải lê bước đi, ông ấy có vẻ như rất kiên quyết muốn đưa tôi ra khỏi ngôi nhà. Và điều này đối với tôi cũng tốt thôi, thật sự là thế. Tôi đã phí phạm thời gian quá đủ trong hôm nay rồi.
Tôi bước ra ngoài hành lang có mái vòm và quay lại để chào tạm biệt. Lúc này ông đang tươi cười rất rạng rỡ, đôi mắt ông thật sáng, giống như hai đồng xu sáng bóng phía sau lớp kính dày. “Tạm biệt bác Vanderhorst. Rất hân hạnh được gặp bác hôm nay.” Tôi cảm thấy ngạc nhiên vì tôi đang nói thật lòng.
“Không đâu, cô Middleton à. Tôi mới là người hân hạnh được gặp cô đấy.”
Tôi bước dọc theo hành lang đi ra phía cổng ngoài dẫn đến vỉa hè, cảm thấy ông vẫn còn đang nhìn theo. Khi bước đến cổng, tôi chợt nhớ đến đĩa kẹo mà tôi đang cầm. Tôi quay lại và nhìn thấy ông Vanderhorst đang nhìn tôi từ bậc cửa, cạnh những chiếc cột của hành lang có mái vòm này và những ô cửa sổ có kính hàn chì, vốn là một phần lớn của ngôi nhà. “Tôi sẽ cố sớm mang trả cái đĩa cho bác nhé.” Tôi thậm chí còn tưởng tượng rằng mình đang nôn nóng muốn được quay trở lại thăm ông già này.
“Tôi rất tin tưởng là cô sẽ sớm quay lại đấy, cô Middleton ạ. Tạm biệt nhé.”
Tôi mở cửa, rồi đóng lại sau lưng mình, cảm thấy ông vẫn đang dõi nhìn theo tôi xuyên qua chiếc cổng vườn cho đến khi tôi biến mất khỏi tầm nhìn của ông. Tôi không quay nhìn lại về hướng khu vườn dù chỉ một lần, nơi mà âm thanh của sợi dây thừng đung đưa cạ vào lớp vỏ cây già cỗi lại một lần nữa khuyấy động không khí oi nồng buổi ban mai.