Nghĩa cũng như tên, thi huyện là khảo thí tổ chức ở huyện, với khả năng một huyện cung cấp trường thi cho mấy trăm thậm chí là mấy nghìn khảo sinh thì điệu kiện của nó ra sao khỏi nói cũng biết. Thường là khi gần tới khi khảo thí dựng tạm lều thi.

Đối với những những huyện tương đối nghèo, cho dù là dựng lều thi cũng rất khó khăn, không thể nói gì tới trang trí và cái đẹp, ngay cả mặt đất cũng bốc mùi bùn. Khi trời tạnh ráo bụi đất bay lên, khi trời đổ mưa thì bùn đất dính nhớp. Vì không có tiền lợp mái.

Nhưng vẫn chưa phải thảm nhất, thảm nhất là những châu huyện biên thùy xa xôi, tới ngay cả thứ tối thiểu là bàn cũng chẳng có, phải cần khảo sinh chuẩn bị. Nhưng tham gia khảo thí còn có rất nhiều khảo sinh tới từ hương thôn, thời đó chưa có đường xá thông suốt bốn phương, rất nhiều người phải trèo đèo lội suối đi tới huyện thành khảo thí, vác một cái ghế cũng được đi, chứ vác cái bàn là tuyệt đối không thể.

Cho nên sau khi bọn họ tới huyện thành, thế nào cũng phải thi triển thần thông, nghĩ mọi biện pháp mượn một bộ. Nhưng trong huyện thành nhỏ thì lấy đâu ra nhiều bàn như thế? Mượn không được thì thôi lùi một bước cầu thứ kém hơn, mượn cánh cửa hoặc là bàn thái rau, thậm chí là quan tài, rồi lại mang theo mấy viên gạch hoàn chỉnh nữa vào trường thi là được.

Tới khi đó chia gạch làm hai phần, một phần làm chân bàn, một phần đề kê mông, sau đó ngồi xuống làm bài thi. Nếu như không may mà gặp đúng phải hôm vừa mưa, chân lún cả vào trong bùn thì... Đúng là một trải nghiệm rất đặc biệt.

Nhưng với vùng Giang Nam giàu có nhất thiên hạ mà nói thì là một cảnh tượng khác, nơi này cơ bản có học viện chuyên môn, thường ngày để huyện học sử dụng lên lớp, khi thi thuyện có thể chứa hơn nghìn người có thể đồng thời khảo thí, điều kiện cũng tốt hơn nơi khác nhiều. Ví dụ huyện học của Hội Kê này, dùng cả sân được lát đá xanh, bên trên đặt bàn toàn bộ đều dùng gỗ lê, thậm chí bên trên bàn có dựng lều cỏ, như vậy cho dù trời có mưa cũng không phải bỏ ngang cuộc thi.

Hai người Thẩm Mặc theo đám đông đi vào con đường phía trước huyện học, hiện giờ khảo sinh phải trái trước sau y, không phân biệt già trẻ, đều có một cách xưng hô đáng yêu là đồng sinh. Y nhìn thấy một ông già lưng còng tóc trắng bạc phơ, dáng vẻ này phải tới bảy tám mươi tuổi, cũng mặc bạch sam cầm giỏ đi vào bên trong. Kỳ thực ở bên ngoài Thẩm Mặc thấy ông ta rồi, có điều khi đó y nghĩ là ông già đưa con cháu đi thi.

Đợi các học sinh đều tụ tập ở trước cửa huyện học, liền được quan sai mặc đồng phục màu đỏ phân thành năm đội, xếp hàng đứng trước cửa.

Chỉ thấy Lý huyện lệnh đội mũ quan, người mặc áo đỏ viền xanh, hông mang đai lưng, trên đai lưng treo ngọc bội, bên trên có hai dây lụa màu trắng đỏ. Áo phủ tới gối, chân đi dày quan màu đen, uy nghiêm đứng ở trên bậc thềm. Triều phục của quan viên toàn triều đại khái là như thế, chỉ khác số cầu trên mũ, giây lụa ở đai lưng, cùng với ngọc bội. Ví như Lý huyện lệnh đội mũ hai cầu, ngọc bội lưu ly, cùng với hoa văn ba màu, đều nói lên rõ ràng thân phận quan viên thất phẩm của ông ta.

Sau khi đợi khảo sinh tới, Lý huyện lệnh bắt đầu phát biểu, chẳng qua là trước giảng giải một chút về Khổng Mạnh, rồi tán tụng hoàng thượng vài câu, sau đó tuyên bố cuộc thi lần mấy, kỷ luật cuộc thi mà thôi ... Trừ thời gian diễn ra cuộc thi và số trường ra thì cơ bản tất cả toàn là lời nói nhảm.

Độ tự do của thi huyện khá lớn, do huyện lệnh quyết định mở bốn hay năm cuộc thi, lần này Lý huyện lệnh chọn bốn trường thi. Cuộc thứ nhất gọi là chính trường, cuộc thứ hai tên sơ phục, cuộc thứ ba là tái phục, cuộc thứ tư là diện phục. Mỗi trường thi một ngày, mỗi ngày thi một cuộc.

Có điều khảo sinh chỉ cần thi trúng chính trường rồi thì không cần tham gia sơ phục và tái phục nữa, chỉ cần đợi năm ngày sau thi lần thứ thư là được. Những người thi chính trường không trúng thì chỉ đành ngoan ngoãn tham gia sơ phục, nếu vẫn còn không trúng thì chỉ đành đợi thi huyện lần sau thôi.

Đợi huyện tôn đại nhân lảm nhảm xong, thư lại ngũ phòng liền bắt đầu đọc tên, đọc tới tên ai, người đó đi tới nghiệm chứng thân phận, rồi qua kiểm tra toàn thân đơn giản liền cho vào, mức độ nghiêm ngặt so với thi hương không phải chỉ là kém một chút.

Chính dù thế thì không một hai canh giờ thì đừng mong gọi hết hơn một nghìn khảo sinh cho vào thi được.

Là người lọt vào mắt xanh của huyện lệnh đại nhân, Thẩm Mặc tất nhiên không cần đợi quá lâu, đại khái sau bảy tám đồng sinh, liền tới lượt y rồi. Thư lại kiểm tra cũng chỉ cười với y và đưa cho y giấy thi nói:
- Đi vào thi đi.

Thẩm Mặc cười cảm tạ, liền cầm giấy thi đi vào trường thi, mặc dù trên bài thi có đánh số, nhưng trên bàn thi không có, lúc này đi vào cái lợi được thể hiện ra ngay, có thể chọn lấy một chỗ ngồi tốt.

Thẩm Mặc nhìn thấy từng hàng bàn ghế chỉnh tế mà băn khoăn, y không biết ngồi đâu thì tốt. Ngồi hàng đầu tiên sao? Không được, mặc dù ở đó nhìn thấy đề thi rõ ràng, nhưng quá gần bên rìa lều cỏ, tới trưa mặt trời rất gắt, chẳng may gặp phải mưa thì càng phiền.

Vậy ngồi vào bên trong? Cũng không được, lều thi hơi thấp, ánh sáng không tốt lắm, thi huyện lại không có thắp đèn, e rằng sẽ có chút ảnh hưởng. Cân nhắc nhiều lần, cuối cùng y ngồi chỗ thứ tám hàng thứ hai, tám hai mười sáu, con số may mắn, nhìn rõ, ánh sáng tốt, nắng không tới, mưa không đến, không khí còn trong mắt, đúng là vị trí tốt.

*** 16, mình đoán là vì nó phát âm gần giống thuận lợi.

Thẩm Mặc ngồi xuống rồi, khảo sinh còn chưa vào được một phần mười, tất nhiên là chưa công bố đề. Nhất thời y cảm thấy buồn tẻ, chỉ đành nhìn giấy thì. Ở một số châu huyện nghèo, tới ngay cái này cũng phải tự chuẩn bị, nhưng bất kể là nha môn phát cũng được, bản thân tự chuẩn bị cũng được, cách thức đều như nhau.

Tổng cộng có mười một trang giấy, trang đầu tiên là bìa ngoài, thi huyện không nghiêm khắc lắm, thông tin về thí sinh ghi ngay bên ngoài, chẳng hề có số báo danh, cho nên trước kia Lý huyện lệnh mới vỗ ngực đảm bảo cho y đỗ đầu. Thẩm Mặc nhìn bên trên có một hàng chữ nhỏ: Thẩm Mặc, mười sáu tuổi, gầy gò dong dỏng cao, mặt trắng không râu, dung mạo rất tốt. Tằng tổ Duyên Niên, tổ Lục, phụ Hạ. Người đảm bảo Ngô Đoái.

Mở bìa dầy ra, mười trang còn lại là chỗ làm bài thi, mỗi trang có mười bốn hàng, mỗi hàng có mười ô đỏ, cách một ô viết một chữ, ngoài ra còn có mấy trang giấy nháp.

Đợi tất cả các thí sinh đều ngồi xong thì trời sáng hẳn rồi, vừa vặn để thi.

Lý huyện lệnh không lải nhải nữa, đợi đám nha dịch đóng cửa xong, liền viết đề mục lên một trục giấy trắng -- Làm một bài văn bát cổ và một bài thơ Thí Thiếp.

*** Thí thiếp một loại thơ dùng để thi cử thời xưa, còn gọi là Phú Đắc, bắt nguồn thời Đường, năm câu sáu chữ hoặc năm câu tám chữ ...