- Trước tiên nói về cái dùng văn kiềm chế võ là tổ chế của thái tổ, để tránh quan quân kiêu ngạo, hiệu quả thực thi không tệ. Nhưng khiến cho kẻ ngoài nghề chỉ huy dân trong nghề, địa vị tướng lĩnh bị giảm sút.
Từ Vị thở dài:
- Triều đình đề phòng võ tướng qua nghiêm, tướng lĩnh làm huấn luyện không được mang binh, tướng lĩnh chỉ huy thì không hiểu lính, vả lại còn bị quan văn cấp trên kéo chân. Một võ tướng tam phẩm thấy ngự sử lục phẩm, nói không chừng còn phải quỳ xuống, một khi có điều trái ý, ngự sử còn có thể sai người đè tướng lĩnh đánh đòn .. Thử hỏi địa vị võ tướng thấp như thế, thì trừ quân hộ thế tập ra thì còn có ai muốn học võ bảo vệ đất nước?

- Không có, một người cũng không!
Từ Vị vỗ mạnh bàn nói:
- Thanh niên tài tuấn đều chen hết lên cây cầu khoa cử rồi, mười mấy năm dùi mài kinh thư, làm thân thể mong manh yếu đuổi, chỉ biết quy định giấy mực, chẳng biết đạo cầm binh vô thường! Để đám mọt sách đó làm chỉ huy, cho dù là hổ lang chi sư cùng thành dê cừu hết.

- Huống chi Đại Minh ta hoàn toàn chẳng có hổ lang chi sư.
Từ Vị trầm giọng nói:
- Binh chế của Đại Minh ta có hai đặc điểm lớn, một là thế binh chế, hai là tự binh chế. Thái tổ năm xưa đem quân đội toàn quốc biên vào quân hộ, lệnh cho đời đời truân điền tự cấp tự túc, đời đời làm lính bảo vệ tổ quốc. Thái tổ thường nói: Ta nuôi trăm vạn binh không phí một hạt gạo của bách tính. Đúng là trong nhiều năm sau, trong chi tiêu tài chính của Đại Minh ta không có hạng mục quân phí. Đúng là giảm bớt gánh nặng của triều đình và bách tính.

- Nhưng hiện giờ xem ra cách làm này hiển nhiên là có vấn đề lớn. Trước tiên khiến cho quân đội cơ bản thành một tập đoàn khép kín, không chỉ ở tổ chức, mà cà sinh hoạt cũng thế, không giống với quần chúng phổ thông. Khi bảo vệ quốc gia không phải là trách nhiệm của của toàn bộ nam nhân Đại Minh, mà cơ bản nằm ở trên người đại tập đoàn khép kín này hiển nhiên là cực đoan, bất công. Bọn họ khẳng định là oán trách, muốn tìm cách thoát khỏi nó.

- Thứ hai, khi tự cấp trong tập đoàn thì tất nhiên quan quân tăng cường bóc lột quân lính, đương nhiên là giảm bớt đãi ngộ của quân thủ vệ. Theo ca ca biết, binh tốt vệ sở Thiệu Hưng chúng ta thường là áo không đủ che thân, cơm không đủ no bụng. Sinh hoạt đừng nói là không thể so với bách tính đương địa chúng ta, mà so với cùng nghèo khó tây nam cũng kém nhiều lắm, điều này làm binh tốt bất an, bọn họ muốn thoát khỏi lao dịch nặng nề, sống cuộc sống đầy đủ, cách duy nhất là rời khỏi quân đội.

- Quan quân hủ bại càng xúc tiến chuyện bỏ chạy này.
Từ Vị căm phấn nói:
- Bọn chúng vì phát tài, đem ruộng quân thành ruộng tư, lại sai khiến sĩ tốt cày cấy, khiến ung ứng lương thực tiền bạc của vệ sở không đủ; bọn chúng còn bóc lột binh tốt, làm họ càng thêm khốn khổ; bọn chúng tham đồ hối lộ, thả cho sĩ tốt bỏ trốn, tham lương của sĩ tốt, nên có bỏ trốn cũng không báo cáo.

- Tháng năm tích lũy lại, quân số thiếu hụt của vệ sở khiến người ta kinh sợ! Đại Minh ta kiến quốc bảy mươi năm, vào năm Chính Thống, mà quan quân bỏ trốn lại lên tới trên một trăm sáu mươi vạn, chiếm quá nửa quân số đăng ký. Tới năm Gia Tĩnh hiện nay, đại bộ phận quân sĩ các vệ sở không đủ ba phần mười. Lấy bốn vệ sở trong phủ Thiệu Hưng mà nói, Thiệu Hưng vệ thiếu bảy phần, Lâm Sơn vệ thiếu chín phần, Tam Giang thiên hộ sở thiếu tám phần, Lịch Hải thiên hộ sở thiếu bảy phần. Mà những quân sĩ không bỏ trốn thì đã phần là già yếu bệnh tật không thể tác chiến.

Từ Vị mắt đỏ bừng bừng, rít lên:
- Thời thái tổ, quân đội vệ sở hùng mạnh tung hoành thiên hạ, uy chấn tám phương, đã luân lạc thành một đám rác rưởi không thể chiến đấu, không thể phòng thủ, có trăm hại mà không lấy một chút tác dụng nào rồi.

- Đem loại quân đội này ra tác chiến với giặc Oa mạnh mẽ, đánh thua không đáng chê cười, thắng mới đáng cười.
Từ Vị mặt đầy vẻ nhạo báng:
- Hơn nữa vì thiếu hụt quá nghiêm trọng, triều đình cho rằng phái đi ba nghìn người tác chiến, nhưng thực tế chỉ có năm sáu trăm người, còn là già cả bệnh tật. Đánh bại năm sáu trăm người già cả bệnh tật này bằng với đánh bại ba nghìn người, đó chính là nguyên nhân giặc Oa có thể lấy một địch mười.

Thẩm Mặc luôn tập trung lắng nghe, cuối cùng xen lời:
- Hôm đó quân đội của Du tướng quân mặc dù cũng không đủ quân số, nhưng cũng có bảy phần. Hơn nữa Du tướng quân nói, bộ hạ của ông ấy cơ bản là nông dân duyên hải, làm kính chẳng qua vì kiếm cơm, nên không muốn bán mạng đánh nhau.

- Ông ấy nói không sai, nhưng ta nói càng không sai.
Từ Vị nói tới khát khô họng, uống ừng ực một bụng trà lạnh, lau miệng tiếp tục nói :
- Quân vệ sở chạy mất quá nửa, nửa nhỏ còn lại cơ bản bị giặc Oa tiêu diệt, khiến cho những ngăm ngần đây vệ sở duyên hải chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Nhưng giặc Oa lại ngày càng trở nên mạnh mẽ, không có quân đội thì vạn vạn lần không được. Cho nên từ năm Gia Tĩnh thứ hai mươi, triều định mệnh lệnh cho các tỉnh các phủ chiêu mộ lính từ dân gian, bộ đội của Du Đại Du nhất định là lính chiêu mộ.

- Đệ nhớ huynh nói nguyên nhân thứ ba là nguồn binh lính không tốt.
Thẩm Mặc nói:
- Xem ra việc chiêu mộ cũng làm không tốt.

- Ừ giặc Oa đều ở ven biển, cho nên tuyển quân cũng làm ở duyên hải. Có câu : Nhân giả ngạc sơn, trí giả nhạc thủy. Câu này có đạo lý nhất định. Lính duyên hải tinh cách giảo hoạt mưu trí, loại binh lính này thấy địch là chạy; địch đi là đuổi, địch quay lại chạy tiếp. Còn về dụ địch thủ thành, cắm trại chống địch thì càng đừng hi vọng gì. Loại binh sĩ này chỉ huy kiểm soát dễ dàng, bình thường rất thỏai mái. Nhưng ngàn vạn lần không thể đánh trận.
Tới đây cười nhạo:
- Đừng nói là Du Đại Du, cho dù là Thường Ngộ Xuân từ trong mộ sống dậy cũng vô dụng.

***Người trí dũng ưa thích nước, người nhân nghĩa ưa thích núi : Luận ngữ.

Lời còn chưa dứt đột nhiên ngoài cửa có người nói:
- Một kẻ thư sinh cũng dám bàn sằng việc quân, không bắt ngươi lên gặp quan không được.

Câu nói này làm Thẩm Mặc và Từ Vị hết hồn, hai người vội nhìn ra cửa, chỉ thấy Đường Thuận Chi dẫn một thanh niên anh tuấn vóc người khôi ngô, nhìn chưa qua hai lăm hai sáu, mắt sao mày kiếm, tướng mạo đường đường, người mặc cẩm bào trắng như tuyết, chân đi dày da trâu đen, lưng vượn eo ong , dáng người cao ráo, bất kỳ ai thấy cũng phải kêu một tiếng : Hảo hán.

Từ Vị vẫn cái tật cũ, chỉ nói chuyện với Đường Thuận Chi, mặt đầy mừng rỡ:
- Nghĩa Tu ca, huynh về rồi sao?

Đường Thuận Chi gật đầu:
- Thiệu Hưng xuất hiện tung tích giặc Oa, e rằng từ nay không còn thái bình nữa, vừa khéo Du tướng quân đã dân quân tới, vi huynh liền đưa quân về.

Nói xong chắp tay với Thẩm Mặc cười:
- Tri phủ Thiệu Hưng cảm tạ Thẩm tướng công tiêu diệt giặc Oa xâm nhập, làm phụ lão Thiệu Hưng ta tránh khỏi tai họa.

Thẩm Mặc lắc đầu cười khổ:
- Thì ra chỉ đại biểu quan phủ cảm tạ học sinh, còn ngài thì không hả?

- Hai việc cái nào ra cái nấy.
Đường Thuận Chi nháy mắt nói, rồi hướng sang thanh niên tới cùng:
- Nguyên Kính, giới thiệu cho đệ một chút hai vị đại tài từ của Thiệu Hưng chúng ta, vị lớn tuổi tên Từ Vị Từ Văn Trường, vị trẻ tuổi tên Thẩm Mặc Thẩm Chuyết Ngôn.
Rồi giới thiệu với hai người:
- Vị này là Chiết Giang đô ti thiêm sự Thích Nguyên Kính.

Thanh niên đó ôm quyền nói:
- Mạt tướng Tích Kế Quang.

Từ Vị còn chưa có phản ứng gì Thẩm Mặc lại đã mở to mắt ra nhìn, đánh giá người trẻ tuổi này, nói với vẻ khó tin:
- Huynh đệ chính là Đăng Châu Thích Kế Quang?

Lần này tới lượt thanh niên cả ngạc nhiên, chỉ vào mũi mình nói:
- Công tử biết mạt tướng?

Thẩm Mặc thầm nghĩ :" Há chỉ biết thôi sao, nhân dân toàn quốc đều biết ngươi. " Đương nhiên đó là sau này, hiện giờ chỉ có thể cười ha hả nói:
- Nghe Du tướng quân nhắc tới.

Thích Kế Quang vỡ lẽ:
- Thì ra như thế.
Rồi mặt tỏ ra tôn kính:
- Du tướng quân trị quân nghiêm ngặt, mưu định sẵn mới hành động, là mục tiêu và tấm gương của mạt tướng.

Thẩm Mặc thì rất thất vọng :" Sao lại là đứa con ngoan trò giỏi thế này ?" Vị thiêm sự trước mắt so với Thích đại tướng quân sát phạt quyết đoán làm kẻ địch nghe tên mà vỡ mật thật sự chênh nhau quá xa.

Sau khi bốn người ngồi xuống rồi, Đường Thuận Chi mới nói rõ ý đồ tới đây:
- Ta và Nguyên Kính quen nhau khi thủ vệ Ninh Ba, rất là hợp nhau.
Rồi quay sang nói với hai người kia:
- Nghuyên Kính văn võ toàn tài hiếm thấy, dùng thời gian dài mày mò ra được biện pháp tác chiến với giặc Oa, đặc biệt tới xin Văn Trường nghiên cứu tìm ra chỗ thiếu sót.

Từ Vị cười:
- Không ngờ rằng cái danh khắc bạc của Từ Văn Trường đã truyền tới tai nhà quê Sơn Đông rồi.

Khi ấy Giang Nam giàu có trùm thiên hạ, văn nhân đông đảo, có chút xem thường người biên cương phía bắc, cho nên dùng cách xưng hô nhà quê nào đó để tỏ ý miệt thị, ời này của Từ Vị không có ý châm chọc Thích Kế Quang và chỉ là thường ngày quen mồm nên nói ra không biết cân nhắc gì.

Thích Kế Quang mặt khựng lại, nhưng nhanh chóng khôi phục bình thường, thể diện hàm dưỡng rất tốt, ngữ điệu của y bình tĩnh nói:
- Nghe nói nếu Từ tiên sinh không bới móc được khiếm khuyết gì, thì nhất định không có khiếm khuyết, cho nên mong được tiên sinh chỉ giáo.

Từ Vị khẽ gật đầu, liếc nhìn hắn nói:
- Được.

Thích Kế Quang rất cao hứng, muốn lấy bản thảo từ trong lòng ra thì nghe Từ Vị nói trước:
- Ta hỏi một câu trước đã, ngươi chuẩn bị dùng binh lính nào để thực hiện kế hoạch to lớn của mình?

Thích Kế Quang dừng lại một chút nói:
- Tổng đốc phủ cấp mạt tướng binh lính thế nào thì mạt tướng dùng binh lính đó.

- Vậy ngươi không cần nói nữa.
Từ Vị trợn mắt lên:
- Kế hoạch của ngươi có hoàn mỹ tới đâu mà dựa vào đám lính đó cũng chẳng thực hiện được.

Thích Kế Quang ngây ra:
- Tại sao nói như vậy?
Từ Vị hếch mũi lên với hắn.

Y kiền đem điều nguồn binh lính không tốt mà Từ Vị nói ra, ôn hòa kể cho Thích Kế Quang.

Thích Kế Quang cười cảm kích với Thẩm Mặc, rồi nói với Từ Vị:
- Tiên sinh chưa càm quân có khả năng chưa biết, nguồn binh ra sao không quan trọng, quan trọng là rèn quân thế nào, chỉ cần người làm tướng huấn luyện nghiêm ngặt, thưởng phạt rõ ràng, yêu lính như con, quân đội có tệ tới đâu cũng thay da đổi thịt, biến thành quân đội hùng mạnh.
Tránh hiềm nghi nói xuông, Thích Kế Quang lấy ví dụ:
- Mạt tướng lúc mới tới Kế Môn cũng đối diện với một đám lính ranh mãnh, cuối cùng rèn luyện chúng thành những dung sĩ đối diện với người Mông Cổ mà không hề sợ hãi.

- Vậy ta chống mắt lên chờ.
Từ Vị cười:
- Xem xem Thích tướng quân làm sao để cải tạo quan binh Chiết Giang thành dũng sĩ đối diện với giặc Oa mà không hề sợ hãi.