Trương Kinh cười khà khà:
- Trong này có một điển cố, nói Tây Thi sau khi gíup Việt Vương diệt ngô, Việt Vương muốn đón nàng về nước, nhưng vương hậu sợ Tây Thi về được sủng ái, uy hiếp địa vị của mình. Liền len lén sa người lừa Tây Thi, buộc đá lên người nàng, đẩy xuống biển.
Nói tới đó, giọng Trương Kinh trầm xuống:
- Tây Thi vì quốc gia lập nên kỳ công muôn đời, không chỉ không được tôn trọng đáng có, mà còn bị sát hại, oan khuất trong lòng không cách nào giãi bày, liên hóa thân thành vô số trai, đợi có người tìm thấy nàng, thè lưỡi nhỏ đinh hương rang, kể hết oan tình.

Cuối cùng u oán nói:
- Trù trướng Ngô Vương cung ngoại thủy, trọc nê do đắc táng Tây Thi. Có thể thấy mỹ nhân và danh tướng giống nhau, đều dễ bị oan khuất nhất.
Chỉ nghe ông ta thở dài, giọng thương cảm:
- Rõ ràng là đẹp nhất mạnh nhất, sao trước mặt thứ gian nịnh xấu xa, lại luôn luôn yếu ớt như vậy?

***
Sông ngoại cung Ngô dù dài ngắn
Bùn dơ nơi táng xác Tây Thi

Thẩm Mặc bị ông ta làm cho không muốn ăn nữa, không khỏi cười khổ:
- Bộ đường đại nhân đường đường là trọng thần đương triều, trụ cột của đông nam, nếu ngài bị oan khuất thì bờ biển Đại Minh coi như hỏng hết rồi, tựa hồ không nên nói lời không may như thế chứ?

Trương Kinh lắc đầu, cầm cốc rượu lên uống cạn, vuốt chòm râu hoa râm, đôi mắt chứa đầy tình cảm phức tạp, nói nhỏ:
- Năm nay Chuyết Ngôn chưa tròn hai mươi nhỉ?

Thẩm Mặc gật đầu:
- Học sinh mười bảy.

- Thật trẻ.
Trương Kinh cảm khái:
- Lão phu trúng tiến sĩ năm Chính Đức hai mươi, tới nay đã ba tám năm ....
Chẳng trách ông ta hào khí nuốt trời như thế, ngay cả Nghiêm Tung cũng chẳng coi vào đâu, thì ra tư cách đúng là quá cao.

Chỉ nghe ông ta cười khà khà:
- Chuyết Ngôn thấy bản quan to hay thủ phụ to?

Thẩm Mặc cười khẽ:
- Thủ mục là đứng đầu trọng thần biên cương, thủ phụ đứng đầu quan kinh thành, khó nói ai hơn ai.

- Khôn lỏi! Sợ đắc tội với lão phu.
Trương Kinh cười mắng:
- Thủ phụ là người đứng đầu quan văn trong thiên hạ, là tể tướng thực tế của Đại Minh ta, lão phu không bì được..

*** Vì ông tể tướng đầu tiên của triều Minh làm loạn, cho nên nhà Minh không có chức danh này nữa mà phân cho các đại học sĩ nội các, cách gọi thừa tướng, tể tướng là do quen mồm, còn gọi thủ tướng là do Thẩm Mặc quen ở thế giới hiện đại.

Thẩm Mặc cười mà không nói, coi như một loại thừa nhận.

- Lão phu đã trải qua tất cả sóng gió của bản triều, đếm cho cậu biết thủ phụ các đời trong ấn tượng của ta nhé.
Trương Kinh liền gập ngón tay tính:
- Thạch Trai tiên sinh Dương Đình Hòa chính là thủ phủ tiên đế thác cô, năm Gia Tĩnh thứ ba đại lễ nghị buồn ba quy ẩn; Tương Văn Định công kế tiếp, cũng chỉ sau hai năm đại lễ nghị rời đi; tiếp nói Mao Văn Giản công, cũng vì đại lễ nghị mà mất chức, tại vị gần ba tháng; về sau Văn Hiến công, Dương Văn Tương công cũng vì đại lễ nghị đối lập bệ hạ, tiếp nối nhau năm năm. Tiếp sau nữa là Địch Loan, Trương Phu Kính, Phương Hiến Phu, Lý Thì, Hạ Kế Quý, Cố Đỉnh Thần, người lên người xuống, nếu không tính đương kim thủ phủ, triều Gia Tĩnh ta hai sáu năm đổi hai bảy thủ phụ, gần như mỗi năm đổi một khuôn mặt mới.

Chỉ nghe ông ta nói như mất hồn:
- Thủ phụ Đại Minh triều ta còn như thế, Chuyết Ngôn à, cậu nói xem, tổng đốc thượng thư như lão phu, có được coi là trụ đá sao? Lão phu có tự tin nổi mặc cho gió quất mưa vần mà vẫn đứng vững được không?

Thẩm Mặc khẽ lắc đầu không nói, thấy Trương Kinh uống hết chén này tới chén khác, vội khuyên:
- Bộ đường đại nhân, sức khỏe ngài quan trọng, ngày mai còn có nhiều việc phải xử lý...

Nhưng Trương Kinh không nghe vào tai, ông ta chỉ muốn trút bầu tâm sự, dốc hết uất ức buồn bực trong lòng. Nếu tên tiểu tử này có thể để vị ở Bắc Kinh kia biết được thì tốt quá. Mắt ông ta lờ mà, khẽ ngâm:
Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông,
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng,
Thị phi thành bại theo dòng nước,
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không.
Núi xanh nguyên vẹn cũ
Bao độ ánh triều hồng,
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi,
Vốn đã quen gió mát trăng trong,
Một vò rượu nếp vui gặp gỡ,
Chuyện đời tan trong chén rượu nồng.....

Cứ hát, hát mãi, tổng đốc cuối cùng cũng say rồi, mệt rồi, ngủ rồi. Được gia nhân đỡ vào hậu đường nghỉ ngơi. Thẩm Mặc ngồi lặng người trước bàn tiệc, cảm thụ không khí bi sảng vẫn tràn ngập trong phòng. Ánh mắt y trước tiên là hoang mang, nhưng cuối cùng trở nên kiên định, cực kỳ kiên định.

Khẽ cầm lấy chén rượu, uống cạn chút rượu còn sọt lại, đứng dậy nói với quản gia ở bên cạnh:
- Đợi ngày mai bộ đưởng tỉnh lại, xin chuyển giúp một tiếng, hạ quan ở dịch quán đợi tin lành của bộ đường đại nhân.

Quản gia cười:
- Thẩm đại nhân không cần phải tới dịch quán nữa, bộ đường đại nhân có dặn, ngài cứ nghỉ chân trong phủ đi.

- Sao được chứ.
Thẩm Mặc nói:
- Không thể mang thêm phiền toái cho bộ đường đại nhân được.

Quản gia nói:
- Trong phủ đã thu dọn chỗ ở cho ngài và quý thuộc hạ rồi, mời đại nhân theo lão nô tới hậu viện nghỉ ngơi.
Hiển nhiên đây không phải là thương lượng mà là thông báo.

Thẩm Mặc chỉ biết cười khổ:
- Vậy hạ quan cung kính không bằng tuân lệnh.

Đi trên đường lát đá ở hậu viện, Thẩm Mặc nhìn trời đầy sao lạnh, trong lòng không khỏi thầm than: "Rốt cuộc Bắc Kinh đã xảy ra chuyện gì lại kiến tổng đốc lục tỉnh bi thương như thế?"

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Cho dù là cách xa mấy ngàn dặm, ngẩng đầu lên cũng thấy bầu trờ sao như thế.

- Các lão nên vào phòng đợi đi, bên ngoài lạnh lắm.
Một giọng nói âm nhu vang lên, làm thứ phụ Đại Minh đang ngắm sao trời tỉnh lại từ trong trầm tư.

Từ Giai từ từ thu lại ánh mắt khỏi bầu trời, ánh sáng lóe lên trong mắt cũng tắt đi, trở lại thành người hiền hòa dễ gần.

Ông ta chỉnh lại vạt áo, mặc áo lông điêu thật dậy, mà vẫn lạt tới rụt cổ lại, nói:
- Lão phu xuất thần, làm công công chê cười rồi.

Hoàng Cầm vội cười nói:
- Các lão nói gì thế, ngài ngày bận trăm công ngàn việc vì Đại Minh, tối còn làm hộ pháp tu tiên cho thánh thướng, thực quá vất vả.
Theo cách nói của Đào thiên sư, hoàng đế sở dĩ khó nhập định được là bởi vì có ma chướng xâm nhập, cho nên phải có một trọng thần triều đình hộ thủ ở bên ngoài, ngăn tà ma ngoại đạo.

Gia Tĩnh nghe thấy có lý, liền an bài lịch trực nhật cho các đại biểu. Nhưng trong lòng ông ta, có thể gọi là trọng nhần chẳng qua chỉ lác đác mấy người Nghiêm Tung, Từ Giai, Lục Bỉnh, Dương Bác , trừ đi Dương ái khanh bị ông ta phái tới phía bắc ăn gió cát, chỉ còn lại ba người. Nhưng Nghiêm các lão bảy tám chục tuổi đầu mà bắt đứng gác thì nói không thông, vì thế nhiệm vụ vinh quang này liền đặt lên người Lục đô đốc và Từ các lão. Hai vị trọng thần số khố đành luân phiên làm hộ pháp cho hoàng đế ... Đêm nay tới lượt Từ các lão, nếu hoàng đế tu luyện thuận lợi, thì nửa đêm ông ta có thể về ngủ vùi, nếu như hoàng đế vật lộn cả đêm không tu nổi, ông ta cũng chỉ đành thức theo.

Hai người vừa nói vừa đi vào nhĩ phòng của Ngọc Hi cung, gian phong không lớn, nhưng đốt hai bồn lửa bằng đông lớn, trong bồn là thỏi than dài một tấc đang cháy hừng hực, làm nhuộm đỏ gian phòng ấm áp, như thành thế giới cách biệt hoàn toàn với trời giá rét bên ngoài.

Vừa đi vào, hai người liền được tiểu thái giám hầu hạ cởi áo lông dày ra, để lộ quan phục đỏ, Từ Giai mặc Đấu Ngưu phục ngự tứ, Hoàng Cầm mặc loại áo giống mãng bào, phân ra trái phải ngồi xuống.

Hoàng Cầm cảm khái:
- Các lão cũng biết đó, từ tháng chín Thát Đát tới làm Bắc Kinh nháo nhào, vạn tuế gia của chúng ta mặt không có nổi nụ cười, đám nô tài chúng tôi vừa đau lòng vừa sốt ruột, nhưng cũng chẳng giúp được gì, lòng hết sức bứt rứt, sa có thể chê cười các lão được.

Từ Giai nghe ra ý tứ trong lời đó, cười ha hả nói:
- Công công cả nghĩ rồi, ngài chẳng phải cũng ngày đêm hầu hạ bên người bệ hạ sao? Hầu hạ tốt là công lao lớn.
Hết sức quan tâm hỏi:
- Hôm nay tâm tình của bệ hạ có tốt hơn chút nào không?

- Lúc nô tài đi ra thì vẫn thế.
Hoàng Cầm đầy lo lắng:
- Mong rằng lần này tu hành thuận lợi, làm bệ hạ thư thái hơn.

Từ Giai im lặng, hồi lâu mới khẽ hỏi:
- Bệ hạ ở trong đó một mình sao?

- Lão tổ tông hầu hạ trong đó.
Hoàng Cầm khẽ đáp:
- Hôm nay bệ hạ muốn làm pháp sự.

Từ Giai gật đầu không nói nữa.

~~~~~~~~~~

Trên tế đàn chính diện Ngọc Hi cung bày đủ mọi thứ đồ tế lễ, trong lò hương lượn lờ khói xanh, làm khắp đại điện thơm mùi hương đàn.

Vì không có bồn than, trong đại điện lạnh run người, vì hoàng đế đã tu luyện tới không biết nóng lạnh là gì, nên không cần sưởi ấm.

Chỉ thấy Gia Tĩnh mặc đạo bào màu tử kim, khoanh chân ngồi trên giường bán quái, xung quanh người trong phạm vi hai trượng có vô số nên trắng cắm theo hình cửu cung bát quát, ánh nến lập lòe, khói nhẹ lẩn quẩn, thi thoảng phát ra tiếng tách tách, làm nổi bật cái vắng vẻ lạnh giá của đại điện, cũng làm khuôn mặt gầy gò Gia Tĩnh thêm thần bí.

Bên ngoài vòng nến, một ông già tóc trắng không râu, mặc đạo bào đang quỳ, tay cầm nến mới, chuẩn bị sẵn sàng thay nến cho hoàng đế, đồng thời đề phòng nến đột nhiên bị tắt.

Ông già này chính là đầu lĩnh của mười vạn thái giám của Minh triều, cho nên tất cả thái giám tôn xưng là lão tổ tông, Lý Phương thái giám giữ ấn của ti lễ giám. Ông già đa phần thời gian oai phong hiển hách này giờ đây lại đang quỳ không nhúc nhích trên mặt đất giá băng, không dám thở một tiếng, chỉ sợ mình thở ra trọc khí, làm tắt nến, quấy rầy thánh thượng thanh tu.

Đúng lúc ông ta thấy hai gối tê dại, sắp không kiên trì nổi nữa thì trong đại điện đóng chặt cửa đột nhiên nổi lên trận gió lạ, làm nên thổi chao đảo liên tục, lúc sáng lúc tối.

Lý Phong muốn dùng thân chắn gió nhưng chẳng có chút tác dụng nào, cuối cùng cũng có cây nến bị tắt, ông ta vội vàng châm lên, nhưng một cây, hai cây, ba cây.. Vô số nến thi nhau tắt, làm Lý Phương luôn thong dong trầm ổn chân tay luống cuống, mồ hôi ướt đấm lưng.

Đột nhiên vị hoàng đế trên đài cao ngửa đầu lên trời, tóc tài bù xù rống lên một tiếng cuồng dại:
- A a a ...

Tiếng kêu đó khiến gó càng mạnh, cuối cùng thổi tắt tất cả ngọn nến, đại điện tối âm, âm u quỷ quái, làm người ta ngạt thở.