Một cái lò sứ tráng men có khắc hoa đang bốc ra những làn u hương thoảng thoảng trong gian phòng. Trên vách tường gian phòng này có treo bản gốc của Sơn Kính Xuân Hành Đồ, bên tường là giá sách chất đống sách vở, cùng một cái bàn gỗ đặt chỉnh tề bút , nghiên mực, giấy.

Thẩm Mặc ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế thái sư rộng rãi dễ chịu, ngón tay gõ nhịp lên tờ thiếp mời mở rộng, mắt nhìn chăm chăm xuất thần. Đây là thiếp mời của Hồ Tôn Hiến mà Thiết Trụ ra cửa lấy về, mời tối nay chèo thuyền dạo Đoạn Kiều, tẩy trần cho y, trọn tình sau khi từ biệt.

*** Đoạn Kiều: Một trong Tây Hồ Thập Cảnh.

Thẩm Mặc nghĩ lại, mình và Hồ tuần án chỉ có duyên gặp mặt một lần ở nhà Từ Vị, hai bên tựa hồ còn chưa tới mức ôn chuyện cũ. Y đương nhiên biết kẻ nào đó giờ trò Hạng Trang múa kiếm ý ở Bái Công, khẳng định có mưu mô khác.

- Không ngờ một tuần sát nho nhỏ như ta đây lại được các vị đại nhân coi trọng như thế.
Thẩm Mặc cười tự trào, tiếp tục nghĩ chuyện của y, mặc dù mấy tháng qua luôn tuần tra ở tiền tuyến, nhưng thông qua chuyện trò với nhiều quan viên văn võ, y cũng có nghe tới ân oán trên quan trường Chiết Giang.

Kỳ thực quan hệ giữ tổng đốc Trương Kinh và tuần phủ Lý Thiên Sùng không tệ, đói diện với giặc Oa ngày càng nghiên trọng, hai người đó dốc hết công sức, miệt mài ngày đêm, không nghe nói tới có tranh đấu gì. Hai vị cự đầu đã đồng lòng, ban đầu quan trường Chiết Giang là liền một thể, cơ bản không có sóng gió.

Nhưng chuyện âm thầm thay đổi từ sau khi Triệu Văn Hoa tới Chiết Giang tế hải.

Khi ấy mọi người cho rằng, tên khốn này tế hải xong phải về Bắc Kinh phụng mệnh, chẳng cần phải nịnh nọt mà đắc tội với Trương bộ đường, cho nên đều rất lãnh đạm với Triệu thị lang, chỉ mong hắn xéo đi cho sớm chợ.

Nhưng Triệu thị lang người ta cũng có tự tôn, cảm thấy mình là con của cha nuôi, nhưng người ta lại không coi vào đâu, đúng là đại sỉ nhục! :" Được lắm! Các ngươi dám ức hiếp ta, ta ta ... Đi mách cha nuôi!" Liền đem chuyện đám Trương Kinh Lý Thiên Sủng coi thường hắn ra sao, không để cha vào đâu thế nào, khóc lóc sụt sùi viết thư gửi về Bắc Kinh.

Ai ngờ không bao lâu sau cha hắn trả lời: Không nắm chắc mười phần, chớ chọc vào Trương Kinh. Vì Nghiêm Túc biết kỳ vọng của hoàng đế với Trương Kinh đang ở đỉnh điểm, nếu như lúc này không biết tốt xấu đi chóc ngoáy vào tổng đốc lục tỉnh, nhất định sẽ gãy hết răng.

Khi Triệu Văn Hoa sắp từ bỏ, chuẩn bị mang chút thổ đặc sản quay về đoàn tụ với cha nuôi thì Yêm Đáp xâm nhập, Bắc Kinh bị bao vây, Từ Giai bất ngờ quật khởi, thế áp cả Nghiêm các lão biểu hiện tồi tệ! Điều này làm Nghiêm lão tiên sinh hết sức tức giận, lập tức đem đối phó với Từ Giai là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu...

Một khi phương châm chuyển biến, Nghiêm cha thấy Triệu con ở phương nam bị chó mèo ngó lơ, khó hoàn thành nhiệm vụ. Vì thể bảo gia sư trong phủ lấy danh Triệu Văn Hoa viết một bản Bình Oa Lục Sách trình cho bệ hạ xem. Lão ta một mặt thể hiện với mọi người, nói Triệu Văn Hoa bỏ công, mấy tháng qua có nhận thức sâu sắc với tình thế Giang Nam, là nhân tài làm việc lại trung thành.

Gia Tĩnh cũng thấy viết không tệ, đánh giá về Triệu Văn Hoa cũng cao hơn không ít, liền chấp nhận thỉnh cầu của Nghiêm các lão, để Triệu Văn Hoa ở lại đông nam giám quân. Đương nhiên quan trọng hơn nữa, đó là bản chất nghi kỵ trong lòng đế vương và đạo cân bằng. Ông ta không yên tâm giao đại quyền cho Trương tổng đốc.

Vì thế Triệu thị lang thường trú ở Chiết Giang, lấy nhiệt tình bới xương trong trứng gà ra lao vào công tác giám quân, muốn kiếm cớ lật nhào Trương Kinh.

Trương tổng đốc từng trải quan trường, biết đây là hoàng đế không yên tâm về ông ta, nên an bài cơ sở ngầm ở bên cạnh. Nhưng ông ta không phải hạng tầm thương, phải người chuyện môn theo sát Triệu giám quân, danh nghĩa bảo vệ an toàn của hắn, thực chất là giám thị, hạn chế tự do của Triệu Văn Hoa. Nói rõ ràng với giám quân : Tiểu tử ngươi thông minh một chút, đây là địa bàn của ta.

Triệu Văn Hoa cũng có chút mạnh mẽ, dù bị người ta không ưa, nhưng cũng không dễ dàng từ bỏ. "Ông không để ta nhìn ngó, ta cứ cả ngày nhắm vào ông đấy!"

Dù sao hắn ta là khâm sai hoàng đế, lại có cha nuôi chống lưng, Trương Kinh cũng không dám làm gì. Kỳ thực so với hồ lý già Trương Kinh, trình độ của hắn còn kém xa lắm. Dù có theo Trương Kinh vào nhà xí cũng chẳng tìm nổi sơ hở. Lượn lờ tới hơn một tháng, Triệu giám quân bị cô lập chẳng có thu hoạch gì.

À nói thế là không đúng, ít nhất thì hắn kết giao được với một người bạn, tên là Hồ Tôn Hiến. Lẽ ra hai người thân phận chênh lệch, nếu mà ở thủ đô, Triệu thị lang chẳng thèm liếc mắt tới viên quan thất phẩm nhỏ tí này lấy một cái. Nhưng hiện giờ bị ghẻ lạnh xem thường, tất nhiên càng xem trọng tình nghĩa tặng than trong tuyết này, hai người nhanh chóng xưng huynh gọi đệ, thân thiết như người một nhà vậy.

Sau đó tình thế dần dần có biến hóa, cũng chẳng hiểu là Triệu thị lang đột nhiên sở nên thông minh sáng dạ, hay là có cao nhân chỉ điểm đằng sau. Thế nào thì hắn cũng tìm ra nhược điểm của Trương Kinh. Đừng thấy Trương tổng đốc cả ngày bận rộn, điều binh khắp nơi, tích cực bố trí mấy tháng, đánh không ít trận. Nhưng chưa lần nào chủ động xuất kích.

Cho nên giặc Oa không những không thấy suy giảm, ngược lại càng trở nên ngông cuồng, tùy tiện xâm nhập vào nội địa, như chỗ không người.

Nhưng tất cả những điều này nay bị đại tiệp Hải Diêm, mai bị đại thắng Đài Châu che lấp. Triệu Văn Hoa thừa nhận những thắng lợi đó đều là sự thực, nhưng đều là thủ thành mà thôi, thế là cấp đường cho hắn công kích.

Mừng rỡ khôn xiết, Triệu thị lang đem tình hình này báo cáo cho cha nuôi, Nghiêm Tung cũng nhận ra vì sự kiện Bắc Kinh bao vây mà Gia Tĩnh có cảm giác thất bại, không còn kiên nhẫn với thế cục đông nam nữa, liền an bài bè đảng theo Triệu Văn Hoa dâng thư, tham tấu Trương Kinh sợ chiến đấu, khoanh tay ngồi nhìn giặc Oa làm loạn, mưu đồ bất chính, mồm năm miệng miệng, Gia Tĩnh càng ngày càng để ý tới chuyện này.

Hoàng đế liền hỏi Nghiêm Tung thấy thế nào, lão ta sớm chuẩn bị ứng phó rồi, chỉ đợi mỗi câu này của Gia Tĩnh mà thôi. Lão liền rơi nước mắt kể ra những thảm cảnh giặc Oa tàn sát dân chúng, nói cái gì mà ngàn dặm không có tiếng gà gáy, xương trắng phơi đầy đồng hoang, làm Gia Tĩnh tức tới toàn thân run lên. Lúc này mới lộ ra gai độc, nói không thiết lập tổng đốc lục tỉnh, quan quân vệ sở các tỉnh phủ còn dũng cảm xuất quân bảo vệ bách tích địa phương, sao lập một đại tổng đốc quyền bính áp trời, lại không dám xuất kích nữa?

Gia Tĩnh hỏi:
- Không phải là đánh thắng mấy trận sao? Ít nhất mấy tháng qua không có thảm kịch thành trì bị công phá.

- Như thế càng thấy ông ta đáng hận.
Nghiêm Tung đau đớn nói:
- Rõ ràng có thực lực đánh bại giặc Oa, vì sao lại không xuất kích, rốt cuộc ông ta muốn làm cái gì?

Gia Tĩnh tức giận vô cùng, cho nên mới có cảnh quát tháo Từ Giai, hạ lệnh bắt Trương Kinh về kinh sư hỏi tội.

Mà phản ứng của Trương Kinh cũng rất là lạ, với địa vị và quan hệ của ông ta trong triều đình, đám Triệu Văn Hoa dâng thư một cái là ông ta biết tin ngay, nhưng ông ta không dâng thư giải thích, cũng không tìm Triệu Văn Hoa tính sổ, trừ thi thoảng uống say phát tiết một hồi ra thì cứ như chẳng có chuyện gì xảy ra vậy.

Nhưng cho dù là quan viên kém nhạy bén nhất cũng nhận ra, đấu tranh giữa hai thế lực đã tới thời điểm mấu chốt, chỉ đợi khoảnh khắc thắng bại tới.

Một trận bão táp mang tính hủy diệt, sắp hình thành ở Hàng Châu phong cảnh nên thơ.

~~~~~~~~~~~~~~

Những chuyện này Thẩm Mặc biết một phần, nhưng đại bộ phận thì không biết, cho nên muốn phán đoán ai thắng trong cuộc đấu này là hoàn toàn không thể.

Nhưng chính vào thời điểm mấu chốt, y lại cưỡng ép ở trong hành viên tổng đốc, Hồ Tôn Hiến đưa thiếp mời. Hiện giờ tới lúc y phải tỏ rõ thái độ, ngoan ngoãn ở trong phủ, theo Trương bộ đường tới cùng; hay là tới Đoạn Kiều gặp Hồ Tôn Hiến, ít nhất không đắc tội với Nghiêm đảng.

Với tình thế hiện nay Chiết Giang là thiên hạ của Trương bộ đường, ông ta chiếm cứ ưu thế tuyệt đối, bên kia chỉa là đôi huynh chẳng huynh đệ chẳng ra đệ Triệu Văn Hoa và Hồ Tôn Hiến, tựa hồ không cần phải lựa chọn.

Nhưng Thẩm Mặc biết, Trương Kinh là quân tử, Triệu Văn Hoa là tiểu nhân, thà đắc tội với quân tử còn hơn là đắc tội với tiểu nhân. Vì thế y quyết định đi một chuyến, nếu y từ chối lời mời, Triệu Văn Hoa sẽ xem y là Trương đảng, một khi Trương Kinh ngã, tuyệt đối sẽ không tha cho y.

"Trương bộ đường hẳn sẽ không làm khó ta." Thẩm Mặc thầm nghĩ :" Ông ta còn có việc cần tới ta mà." Liền đứng dậy rời khỏi thư phòng, nói với Nhu Nương đang lau bàn:
- Thay y phục, ta muốn ra ngoài.

Hai thị nữ vội bỏ công việc đấy, lại giúp y thay đồ. Chính lúc y chuẩn bị đi thì quản sự tiền viện cầu kiến ngoài cửa.

Thẩm Mặc bảo ông ta vào, thấy lão quản sử ôm một cái áo lông điêu màu đen quý giá, cung kính nói:
- Bộ đường đại nhân bảo bên ngoài sắp đổ tuyết, đại nhân nếu muốn ra ngoài hãy mặc chiếc áo này vào.

Thẩm Mặc hướng về phía tiền viện chắp tay nói:
- Đa tạ bộ đường, học sinh cảm kích từ đáy lòng.

Lão quản sự cho rằng y được ân sủng của tổng đốc mà không đi nữa, nhưng thấy vị đại nhân này như không chịu chút ảnh hưởng nào. Không khỏi ngẩn ra một lúc mới khoác áo lên cho y, cung kính hỏi:
- Đại nhân cần mấy cỗ xe?

- Hai cỗ là được.
Thẩm Mặc nói:
- Làm phiền lão gia rồi.

Nhu Nương đi tới cài áo khoác cho Thẩm Mặc, một quý công tử sống động hiện ra, làm nàng không khỏi thoáng ngây người, vội vàng áp chế suy nghĩ vẩn vơ trong lòng, lui sang một bên.

Đợi Thẩm Mặc ra ngoài, bầu trời đã có bông tuyết lất phất, rơi trên áo khoác lông điêu, tức thì biến thành nước chảy xuống đất.

Hai cỗ xe ngựa dừng ở cửa, Thẩm An và Hà Tâm Ẩn một trai một phải đỡ y lên xe, Thiết Trụ và tám vệ sĩ khác lên xe còn lại, hai chiếc xe một trước một sau rời phủ tổng đốc, đi tới Tô Đê.