- Trang chủ
- Top truyện
- Thể loại
- Truyện đã lưu
- Thêm truyện
Hiện tại Admin đang bán một số mẫu nước hoa để có thêm kinh phí phát triển Website, hy vọng được các bạn ủng hộ mua hàng TẠI ĐÂY. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xin cảm ơn rất nhiều!
Thương nhân Ngô Quảng Đức giết vợ bị phủ Lạc Dương phán án tử hình!
Tin tức này nhanh chóng được truyền ra khắp phường Tu Văn, có người nhớ tới lão Ngô thường ngày đối nhân xử thế cũng không tệ thì không khỏi tiếc thay cho y. Có người nói y có nhân tình ở bên ngoài, về nhà thóa mạ, hành hạ vợ rồi lỡ tay giết chết vợ. Vậy là biết bao câu chuyện đã được thêu dệt nên xung quanh vụ án này.
Ngô Quảng Đức hôm đó uống rượu say khướt, sáng sớm tỉnh lại thì bất ngờ phát hiện nương tử của hắn Bảo Ngân Ngân đang nằm trên sàn nhà, sau đầu là một vũng máu, gã kinh hãi xem sau đầu nàng thì thấy nàng đã tắc thở từ bao giờ, toàn thân cứng ngắc, liền chạy ra ngoài cửa la to lên. Một võ hầu đang đi tuần tra nghe thấy vậy thì vội vàng chạy vào xem, trông thấy cảnh tượng trong nhà bèn chạy tới tìm tuần bổ công sai phủ Lạc Dương.
Phái viên quan phủ đến điều tra hiện trường, phát hiện thấy hầu bao của gã tung tóe đầy mặt đất, phu nhân Bảo thị nằm úp mặt xuống đất, gáy đập đúng vào một khối bạc chết bất đắc kì tử. Nhưng nàng vì sao lại té ngã, đó mới là mấu chốt.
Ngô Quảng Đức làm sao có thể nói được rõ ràng, đành phải bịa ra là nương tử trượt chân té ngã, nhưng mà người nhà mẹ đẻ Bảo Ngân Ngân kiên quyết không chịu buông tha, kêu khóc thống thiết chạy đến quan phủ, nói Ngô Quảng Đức giết vợ, lại mượn cớ để chối tội.
Người đứng ra thụ lý vụ án này là Đường thiếu phủ Đường Tung, vốn dĩ cũng không muốn làm to chuyện, nhưng khổ chủ cứ nằng nặc như vậy nên cũng đành phải tiếp tục điều tra. Sau khi điều tra thì thấy Ngô Quảng Đức ở Đại Lương đã xây dựng một căn nhà cho nhân tình bên ngoài của gã. Vị tiểu nương tử này năm nay mười bảy tuổi, dung mạo như hoa, rất được Ngô Quảng Đức yêu chiều, nhà mà gã xây cho nàng ta còn bề thế hơn căn nhà ở phường Tu Văn rất nhiều.
Còn phát hiện thêm, Ngô Quảng Đức thân là kẻ bán dạo, vì dùng vải vóc để giao dịch rất phiền toái nên gã đã trực tiếp dùng vàng bạc và kim loại đắt tiền để trao đổi buôn bán. Việc nuôi vợ bé ở bên ngoài là hành vi thường thấy ở các con buôn thời bấy giờ, thế nhưng đến nỗi ra tay giết vợ thì chuyện này đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Mà gã lại vi phạm lệnh cấm sử dụng vàng bạc để trao đổi buôn bán nên trước mắt Đường Tung lúc này, gã đã trở thành một kẻ thân mang trọng tội không thể dung tha.
Ngô Quảng Đức đáng thương này sau khi trở về thì ngủ li bì không biết trời trăng gì, đêm đó gã đã về nhà như thế nào, đã nghe nương tử nói những gì, tất cả đều không nhớ rõ nữa. Vậy thì làm sao gã có thể biện giải cho mình một cách rõ ràng được đây?
Đường Tung thấy gã không chịu nhận tội, liền lệnh cho người dùng hình với gã. Thực ra không thể cứ hoàn toàn tuân theo pháp luật một cách cứng nhắc để giải quyết mọi việc được, ngay cả truyền thuyết xử án như thần trong dân gian là Bao Thanh Thiên, chấp pháp như núi, khi tại nhiệm ở Phủ doãn Khai Phong cũng có khi đã sử dụng tới nghiêm hình bức cung nên mới đến chuyện xử án oan là thế.
Trên công đường, Ngô Quảng Đức không chịu nổi dùng hình tàn bạo là dùng kẹp gỗ kẹp bàn tay, đành phải nhận tội, quan cai ngục nói gì gã cũng chỉ gật đầu đáp đúng cho xong. Lúc bấy giờ thì tội danh giết người của gã đã được định đoạt trước bàn dân thiên hạ, muốn chối cãi cũng đã muộn. Khi hồ sơ vụ án được gửi tới Hình Bộ Chu Hưng, Chu Hưng lập tức ra lệnh treo cổ!
Thời Đường có hai hình thức xử phạt là chém đầu và treo cổ, nếu là hình phạt treo cổ có thể giữ được toàn thây. Vụ án này của Ngô Quảng Đức không dính dáng đến triều chính mà chỉ là một vụ án dân sự bình thường. Chu Hưng - một người nổi tiếng là dùng hình vô cùng tàn bạo, căn bản không hứng thú với vụ án này, không suy nghĩ nhiều mà lập tức ra lệnh treo cổ.
Thực ra dựa theo luật pháp thì phán án tử hình còn phải qua phúc thẩm, bẩm báo lên Hoàng đế, qua ba trình tự rồi mới được kết án. Nhưng vì gần đây liên tục gặp chuyện không hay, quan viên triều đình liên tục gặp tai họa nên trong thành cũng có nhiều biến động, Chu Hưng liền mau chóng đưa ra phán quyết để tránh rườm rà, trong ngục của y còn biết bao quan viên quyền cao chức trọng còn đang chờ xét xử, y đâu còn thời giờ mà để tâm tới một gã thương nhân nhỏ nhoi kia nữa?
Lúc này đang là giữa thu, nếu không kịp thời giải quyết vụ này thì Ngô Quảng Đức sẽ phải ở trong lao ăn cơm tù thêm nửa năm nữa, đợi đến mùa thu năm sau mới bị đem ra xét xử. Cho nên hiệu suất làm việc của quan phủ cũng nhanh hơn, chuẩn bị hai ngày, làm xong các thủ tục rồi sẽ đem Ngô Quảng Đức áp giải đi hành quyết công khai.
Hành quyết phạm nhân luôn luôn được tiến hành công khai ở một nơi náo nhiệt nhất, đây gọi là “Khí thị”, dụng ý là muốn răn đe dân chúng, thị uy với họ, khiến cho họ khiếp sợ luật pháp mà không dám sinh lòng ác. Ngày Hành quyết Ngô Quảng Đức, phường Tu Văn có rất nhiều người nhận ra gã đã lập tức chạy tới xem náo nhiệt.
Đời Đường, thời gian xử quyết phạm nhân luôn là vào giờ Mùi, tức là khoảng từ một giờ đến năm giờ chiều. Ngày đầu tiên tin này được truyền ra trong phường Tu Văn, Mã Kiều đã thức dậy từ sáng sớm, đứng ngồi không yên, lúc nào cũng trong tình trạng bất an. Đến giữa trưa, hắn ăn qua loa vài hạt cơm rồi thực sự không thể nuốt trôi được nữa, bèn nói với lão nương:
- A nương, con muốn ra ngoài một chút, xem hành quyết phạm nhân.
Mã mẫu cười mắng:
- Xem con kìa, cứ như người mất hồn vậy. Giết người có cái gì hay mà đi xem, máu me ghê lắm, nhưng con muốn đi thì cứ đi đi, về sớm một chút, đừng có gây chuyện ở bên ngoài đó.
- Ai ya, vậy...hài nhi đi đây.
Mã Kiều vâng một tiếng rồi vội vã đi ra cửa.
Pháp trường ở giữa Nam thị và phường Gia Thiện, đây là một nơi cực kì náo nhiệt.
Chính Ngọ. Trước khi phạm nhân bị lôi ra hành quyết, quan coi ngục sẽ ban rượu và đồ ăn cho gã để gã được làm một con ma no. Hôm đó những kẻ bị xử tử tổng cộng có bảy tên. Ngô Quảng Đức đầu tóc rối bù, ngơ ngác ngồi trong phòng giam, cho đến lúc này, thực sự gã vẫn không biết mình rốt cuộc đã giết thê tử như thế nào.
Lát sau, thời khắc hành quyết đã tới. Bảy phạm nhân lần lượt bước lên xe để áp tải tới pháp trường.
Ngoài pháp trường, dòng người tấp nập hối hả như đi xem hội. Mã Kiều chen chúc trong đám người, nghển cổ lên xem.
Bảy người bị áp giải lên pháp trường, cả hiện trường lập tức xôn xao hết cả lên. Người nhà họ Ngô khóc lóc kêu gào thảm thiết, bị công nhân ngăn ở ngoài không vào được. Đường Túng mình vận áo quan, nghiêm nghị tiến vào lều giám trảm, tuyên bố phán quyết và ban lệnh hành hình. Lập tức có ba phạm nhân bị áp giải tới pháp đài, ba người này đều là những kẻ cực kì hung ác, giết người không ghê tay, chịu hình phạt chém đầu.
Mỗi phạm nhân lại được ban cho một chén rượu nữa. Đao vung lên một cái, ba dòng máu tươi phun ra, ba cái đầu rơi xuống, lăn lốc trên mặt đất. Đám người tới xem bắt đầu bàn tán dôi nổi, ai nấy đều mặt mày rạng rỡ, chỉ thỉnh thoảng vang lên mấy tiếng kêu khóc, đều là của người nhà những phạm nhân đó.
Ngay sau đó bốn phạm nhân chịu hình phạt treo cổ cũng bị giải lên pháp đài, trên cổ đã đeo sẵn dây treo, quỳ trên mặt đất. Một người đưa tới một chén rượu, Ngô Quảng Đức tay cầm bát rượu, òa khóc nức nở, nước mắt hòa với nước rượu. Gã khóc nói:
- Ta hôm nay phải bỏ mạng nơi đây, dù không phải làm con ma đói nhưng lại bị làm một con ma hồ đồ
Dứt lời, nước mắt rơi như mưa, gã nâng bát rượu ngửa cổ tu một hơi cạn sạch. Đao phủ phụ trách hành hình vẫn dửng dưng như không, có lẽ bởi gã đã hành quyết rất nhiều phạm nhân, những hành vị kì lạ cổ quái thế nào cũng đã gặp rồi. Vậy nên gã chỉ nhìn tên phạm nhân này bằng con mắt lạnh lùng. Ai thèm so đo với một kẻ sắp chết kia chứ?
- Con à, con ơi! Con thật đúng là hồ đồ, nuôi tiểu thiếp ở bên ngoài mà làm gì, để con hồ ly tinh ấy nó làm đầu óc con mê muội đến mức giết cả vợ hả con? Con chết đi rồi, bảo a nương phải sống sao đây. con của ta, con của ta...
Một tiếng kêu khóc ai oán đến gai người vang lên. Mã Kiều quay đầu nhìn lại, vị phụ nhân đang khóc thét kia đứng cách hắn không xa, bà đang kêu khóc thống thiết gần như sắp ngất đi, may mà có hai người đàn ông đứng cạnh đỡ lấy bà, chắc cũng là con trai của bà. Người phụ nữ này tóc đã điểm bạc, đấm ngực dậm chân gào khóc. Nghe những lời bà nói thì rõ ràng bà là lão nương của Ngô Quảng Đức.
- Nương, con bị oan, con bị oan mà...
Trên hình đài, Ngô Quảng Đức đau xót nhìn mẫu thân lần cuối rồi nhắm chặt mắt lại ngăn không cho hai hàng nước mắt chảy ra.
- Hành hình!
Đường Túng nhặt một thẻ tre đỏ ném xuống pháp trường, giọng sang sảng hô to.
Bốn cái dây treo cổ từ từ được kéo lên. Thân thể bốn phạm nhân không ngừng bị kéo lên, chân họ bị nhấc khỏi mặt đất, cả người treo lơ lửng trên không trung.
- Con ơi...
Không chịu nổi kích động, lão phụ kia thét lên một tiếng bi ai thống thiết rồi lăn ra ngất xỉu. Hai người đàn ông vội vàng đặt bà xuống để gọi người tới cấp cứu.
Ngô Quảng Đức chết đi, sẽ không còn ai biết đến nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của Bảo Ngân Ngân nữa, Mã Kiều cũng có thể nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thế nhưng, cảnh tượng trước mắt khiến cho hắn không khỏi cảm thấy đau nhói trong lòng. Mã Kiều rẽ đám đông phía trước ra, bước lên phía trước, hô to:
- Chớ giết nhầm người vô tội! Hung thủ giết người là ta!
Đám dân chúng vây lại xem, thấy có người đẩy mình ra thì tỏ vẻ khó chịu, chợt nghe những điều Mã Kiều vừa nói thì không khỏi kinh hãi, lập tức rẽ sang hai bên nhường đường cho hắn tiến lên trước.
Hai công nhân cầm đao ngăn hắn lại. Mã Kiều chỉ vào Ngô Quảng Đức trên hình đài, hô to:
- Thả gã xuống, ta mới chính là hung thủ. Người là do Mã Kiều ta giết, không liên quan gì đến Ngô Quảng Đức cả.
Trên Giam hình đài, Đường Túng đứng bật dậy, mặt biến sắc, nói:
- Hắn đang nói gì vậy?
***
- Đại thúc, đại nương, ta đi đây, sự khoản đãi của hai vị mấy ngày qua thực khiến ta vô cùng cảm kích.
Dương Phàm đi được mấy bước thì dừng lại, quay người chắp tay bái biệt nhà người miền núi mà hắn đã ở trong suốt mấy ngày qua.
Người miền núi giản dị lại rất hiếu khách, thứ gì trong nhà cũng là kiếm được từ trên núi, hái được nắm rau dại hay bắt được con thỏ hoang, con chim hoang họ đều mang ra đãi khách. Nhận được món tiền lớn như vậy từ Dương Phàm, họ lại cảm thấy rất áy náy. Hôm nay Dương Phàm đi rồi, cả nhà họ đều ra tận cửa tiễn.
- Đại huynh đệ, con thỏ xông khói này ngươi cầm lấy mà ăn đường.
Nữ chủ nhân là một phụ nữ mặc bộ quần áo vải màu mận, đầu cài trâm, bà có khuôn mặt tròn và dáng người đẫy đà phúc hậu. Bà kiên quyết nhét con thỏ vào tay Dương Phàm khiến hắn cũng chẳng cách nào từ chối, bèn bỏ con thỏ vào trong bao ngựa, chắp tay bái biệt với họ rồi nắm cương ngựa hướng về phía chân núi.
Bờ môi của lão nông thật thà chất phác khẽ mấp máy như định nói điều gì rồi lại thôi, cuối cùng chỉ cười cười, phất tay với hắn. Con chó vàng dưới gối sủa lên hai tiếng như thay lời từ biệt.
Trong rừng cây xanh rậm um tùm có một con đường mòn rộng hơn một thước, hai bên cây cối rậm rạp, điểm xuyết thêm những màu vàng vàng đỏ đỏ của có những loại quả không rõ tên, to như hạt đậu.
Núi xa xanh ngắt, quay đầu nhìn lại, căn nhà của hộ nông dân miền núi kia chỉ còn lại bóng dáng thấp thoáng sau những bụi cây, tạo cho con người ta cái cảm giác yên tĩnh đến lạ thường.
Dương Phàm khẽ thở dài một cái, bất luận là biển Nam Dương hay núi Vương Ốc đều khiến cho hắn có cảm giác thư thái an nhàn. Hắn thích cuộc sống bình yên tự tại như vậy. Nhưng con người sống ở trên đời đâu thể lựa chọn cuộc sống theo ý thích của bản thân. Và hắn sẽ phải tiếp tục dấn thân vào gió tanh mưa máu kia...
Đột nhiên, Dương Phàm cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ cuộc sống tự nhiên tự tại của Thái sư phụ khi người còn sống.
Dương Phàm không về thẳng Lạc Dương mà tới một thị trấn ở gần đó bán ngựa, xử lí tất cả những gì khả nghi trên người rồi thuê một con la để trở về thành Lạc Dương.
Khi Dương Phàm trở lại phường Tu Văn thì mới vừa qua chính Ngọ. Vừa bước vào cổng phường hắn đã cảm thấy bầu không khí trong phường hôm nay có gì đó không bình thường. Người qua lại không nhiều như mọi ngày, vẻ mặt ai nấy đều có vẻ gì đó rất kì lạ, trên phố thỉnh thoảng bắt gặp một đám người đang xúm vào một góc bàn tán gì đó, chốc chốc lại lắc đầu thở dài.
Dương Phàm thấy vậy thì trong lòng bắt đầu nảy sinh nỗi nghi ngờ.
Tin tức này nhanh chóng được truyền ra khắp phường Tu Văn, có người nhớ tới lão Ngô thường ngày đối nhân xử thế cũng không tệ thì không khỏi tiếc thay cho y. Có người nói y có nhân tình ở bên ngoài, về nhà thóa mạ, hành hạ vợ rồi lỡ tay giết chết vợ. Vậy là biết bao câu chuyện đã được thêu dệt nên xung quanh vụ án này.
Ngô Quảng Đức hôm đó uống rượu say khướt, sáng sớm tỉnh lại thì bất ngờ phát hiện nương tử của hắn Bảo Ngân Ngân đang nằm trên sàn nhà, sau đầu là một vũng máu, gã kinh hãi xem sau đầu nàng thì thấy nàng đã tắc thở từ bao giờ, toàn thân cứng ngắc, liền chạy ra ngoài cửa la to lên. Một võ hầu đang đi tuần tra nghe thấy vậy thì vội vàng chạy vào xem, trông thấy cảnh tượng trong nhà bèn chạy tới tìm tuần bổ công sai phủ Lạc Dương.
Phái viên quan phủ đến điều tra hiện trường, phát hiện thấy hầu bao của gã tung tóe đầy mặt đất, phu nhân Bảo thị nằm úp mặt xuống đất, gáy đập đúng vào một khối bạc chết bất đắc kì tử. Nhưng nàng vì sao lại té ngã, đó mới là mấu chốt.
Ngô Quảng Đức làm sao có thể nói được rõ ràng, đành phải bịa ra là nương tử trượt chân té ngã, nhưng mà người nhà mẹ đẻ Bảo Ngân Ngân kiên quyết không chịu buông tha, kêu khóc thống thiết chạy đến quan phủ, nói Ngô Quảng Đức giết vợ, lại mượn cớ để chối tội.
Người đứng ra thụ lý vụ án này là Đường thiếu phủ Đường Tung, vốn dĩ cũng không muốn làm to chuyện, nhưng khổ chủ cứ nằng nặc như vậy nên cũng đành phải tiếp tục điều tra. Sau khi điều tra thì thấy Ngô Quảng Đức ở Đại Lương đã xây dựng một căn nhà cho nhân tình bên ngoài của gã. Vị tiểu nương tử này năm nay mười bảy tuổi, dung mạo như hoa, rất được Ngô Quảng Đức yêu chiều, nhà mà gã xây cho nàng ta còn bề thế hơn căn nhà ở phường Tu Văn rất nhiều.
Còn phát hiện thêm, Ngô Quảng Đức thân là kẻ bán dạo, vì dùng vải vóc để giao dịch rất phiền toái nên gã đã trực tiếp dùng vàng bạc và kim loại đắt tiền để trao đổi buôn bán. Việc nuôi vợ bé ở bên ngoài là hành vi thường thấy ở các con buôn thời bấy giờ, thế nhưng đến nỗi ra tay giết vợ thì chuyện này đã trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Mà gã lại vi phạm lệnh cấm sử dụng vàng bạc để trao đổi buôn bán nên trước mắt Đường Tung lúc này, gã đã trở thành một kẻ thân mang trọng tội không thể dung tha.
Ngô Quảng Đức đáng thương này sau khi trở về thì ngủ li bì không biết trời trăng gì, đêm đó gã đã về nhà như thế nào, đã nghe nương tử nói những gì, tất cả đều không nhớ rõ nữa. Vậy thì làm sao gã có thể biện giải cho mình một cách rõ ràng được đây?
Đường Tung thấy gã không chịu nhận tội, liền lệnh cho người dùng hình với gã. Thực ra không thể cứ hoàn toàn tuân theo pháp luật một cách cứng nhắc để giải quyết mọi việc được, ngay cả truyền thuyết xử án như thần trong dân gian là Bao Thanh Thiên, chấp pháp như núi, khi tại nhiệm ở Phủ doãn Khai Phong cũng có khi đã sử dụng tới nghiêm hình bức cung nên mới đến chuyện xử án oan là thế.
Trên công đường, Ngô Quảng Đức không chịu nổi dùng hình tàn bạo là dùng kẹp gỗ kẹp bàn tay, đành phải nhận tội, quan cai ngục nói gì gã cũng chỉ gật đầu đáp đúng cho xong. Lúc bấy giờ thì tội danh giết người của gã đã được định đoạt trước bàn dân thiên hạ, muốn chối cãi cũng đã muộn. Khi hồ sơ vụ án được gửi tới Hình Bộ Chu Hưng, Chu Hưng lập tức ra lệnh treo cổ!
Thời Đường có hai hình thức xử phạt là chém đầu và treo cổ, nếu là hình phạt treo cổ có thể giữ được toàn thây. Vụ án này của Ngô Quảng Đức không dính dáng đến triều chính mà chỉ là một vụ án dân sự bình thường. Chu Hưng - một người nổi tiếng là dùng hình vô cùng tàn bạo, căn bản không hứng thú với vụ án này, không suy nghĩ nhiều mà lập tức ra lệnh treo cổ.
Thực ra dựa theo luật pháp thì phán án tử hình còn phải qua phúc thẩm, bẩm báo lên Hoàng đế, qua ba trình tự rồi mới được kết án. Nhưng vì gần đây liên tục gặp chuyện không hay, quan viên triều đình liên tục gặp tai họa nên trong thành cũng có nhiều biến động, Chu Hưng liền mau chóng đưa ra phán quyết để tránh rườm rà, trong ngục của y còn biết bao quan viên quyền cao chức trọng còn đang chờ xét xử, y đâu còn thời giờ mà để tâm tới một gã thương nhân nhỏ nhoi kia nữa?
Lúc này đang là giữa thu, nếu không kịp thời giải quyết vụ này thì Ngô Quảng Đức sẽ phải ở trong lao ăn cơm tù thêm nửa năm nữa, đợi đến mùa thu năm sau mới bị đem ra xét xử. Cho nên hiệu suất làm việc của quan phủ cũng nhanh hơn, chuẩn bị hai ngày, làm xong các thủ tục rồi sẽ đem Ngô Quảng Đức áp giải đi hành quyết công khai.
Hành quyết phạm nhân luôn luôn được tiến hành công khai ở một nơi náo nhiệt nhất, đây gọi là “Khí thị”, dụng ý là muốn răn đe dân chúng, thị uy với họ, khiến cho họ khiếp sợ luật pháp mà không dám sinh lòng ác. Ngày Hành quyết Ngô Quảng Đức, phường Tu Văn có rất nhiều người nhận ra gã đã lập tức chạy tới xem náo nhiệt.
Đời Đường, thời gian xử quyết phạm nhân luôn là vào giờ Mùi, tức là khoảng từ một giờ đến năm giờ chiều. Ngày đầu tiên tin này được truyền ra trong phường Tu Văn, Mã Kiều đã thức dậy từ sáng sớm, đứng ngồi không yên, lúc nào cũng trong tình trạng bất an. Đến giữa trưa, hắn ăn qua loa vài hạt cơm rồi thực sự không thể nuốt trôi được nữa, bèn nói với lão nương:
- A nương, con muốn ra ngoài một chút, xem hành quyết phạm nhân.
Mã mẫu cười mắng:
- Xem con kìa, cứ như người mất hồn vậy. Giết người có cái gì hay mà đi xem, máu me ghê lắm, nhưng con muốn đi thì cứ đi đi, về sớm một chút, đừng có gây chuyện ở bên ngoài đó.
- Ai ya, vậy...hài nhi đi đây.
Mã Kiều vâng một tiếng rồi vội vã đi ra cửa.
Pháp trường ở giữa Nam thị và phường Gia Thiện, đây là một nơi cực kì náo nhiệt.
Chính Ngọ. Trước khi phạm nhân bị lôi ra hành quyết, quan coi ngục sẽ ban rượu và đồ ăn cho gã để gã được làm một con ma no. Hôm đó những kẻ bị xử tử tổng cộng có bảy tên. Ngô Quảng Đức đầu tóc rối bù, ngơ ngác ngồi trong phòng giam, cho đến lúc này, thực sự gã vẫn không biết mình rốt cuộc đã giết thê tử như thế nào.
Lát sau, thời khắc hành quyết đã tới. Bảy phạm nhân lần lượt bước lên xe để áp tải tới pháp trường.
Ngoài pháp trường, dòng người tấp nập hối hả như đi xem hội. Mã Kiều chen chúc trong đám người, nghển cổ lên xem.
Bảy người bị áp giải lên pháp trường, cả hiện trường lập tức xôn xao hết cả lên. Người nhà họ Ngô khóc lóc kêu gào thảm thiết, bị công nhân ngăn ở ngoài không vào được. Đường Túng mình vận áo quan, nghiêm nghị tiến vào lều giám trảm, tuyên bố phán quyết và ban lệnh hành hình. Lập tức có ba phạm nhân bị áp giải tới pháp đài, ba người này đều là những kẻ cực kì hung ác, giết người không ghê tay, chịu hình phạt chém đầu.
Mỗi phạm nhân lại được ban cho một chén rượu nữa. Đao vung lên một cái, ba dòng máu tươi phun ra, ba cái đầu rơi xuống, lăn lốc trên mặt đất. Đám người tới xem bắt đầu bàn tán dôi nổi, ai nấy đều mặt mày rạng rỡ, chỉ thỉnh thoảng vang lên mấy tiếng kêu khóc, đều là của người nhà những phạm nhân đó.
Ngay sau đó bốn phạm nhân chịu hình phạt treo cổ cũng bị giải lên pháp đài, trên cổ đã đeo sẵn dây treo, quỳ trên mặt đất. Một người đưa tới một chén rượu, Ngô Quảng Đức tay cầm bát rượu, òa khóc nức nở, nước mắt hòa với nước rượu. Gã khóc nói:
- Ta hôm nay phải bỏ mạng nơi đây, dù không phải làm con ma đói nhưng lại bị làm một con ma hồ đồ
Dứt lời, nước mắt rơi như mưa, gã nâng bát rượu ngửa cổ tu một hơi cạn sạch. Đao phủ phụ trách hành hình vẫn dửng dưng như không, có lẽ bởi gã đã hành quyết rất nhiều phạm nhân, những hành vị kì lạ cổ quái thế nào cũng đã gặp rồi. Vậy nên gã chỉ nhìn tên phạm nhân này bằng con mắt lạnh lùng. Ai thèm so đo với một kẻ sắp chết kia chứ?
- Con à, con ơi! Con thật đúng là hồ đồ, nuôi tiểu thiếp ở bên ngoài mà làm gì, để con hồ ly tinh ấy nó làm đầu óc con mê muội đến mức giết cả vợ hả con? Con chết đi rồi, bảo a nương phải sống sao đây. con của ta, con của ta...
Một tiếng kêu khóc ai oán đến gai người vang lên. Mã Kiều quay đầu nhìn lại, vị phụ nhân đang khóc thét kia đứng cách hắn không xa, bà đang kêu khóc thống thiết gần như sắp ngất đi, may mà có hai người đàn ông đứng cạnh đỡ lấy bà, chắc cũng là con trai của bà. Người phụ nữ này tóc đã điểm bạc, đấm ngực dậm chân gào khóc. Nghe những lời bà nói thì rõ ràng bà là lão nương của Ngô Quảng Đức.
- Nương, con bị oan, con bị oan mà...
Trên hình đài, Ngô Quảng Đức đau xót nhìn mẫu thân lần cuối rồi nhắm chặt mắt lại ngăn không cho hai hàng nước mắt chảy ra.
- Hành hình!
Đường Túng nhặt một thẻ tre đỏ ném xuống pháp trường, giọng sang sảng hô to.
Bốn cái dây treo cổ từ từ được kéo lên. Thân thể bốn phạm nhân không ngừng bị kéo lên, chân họ bị nhấc khỏi mặt đất, cả người treo lơ lửng trên không trung.
- Con ơi...
Không chịu nổi kích động, lão phụ kia thét lên một tiếng bi ai thống thiết rồi lăn ra ngất xỉu. Hai người đàn ông vội vàng đặt bà xuống để gọi người tới cấp cứu.
Ngô Quảng Đức chết đi, sẽ không còn ai biết đến nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết của Bảo Ngân Ngân nữa, Mã Kiều cũng có thể nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thế nhưng, cảnh tượng trước mắt khiến cho hắn không khỏi cảm thấy đau nhói trong lòng. Mã Kiều rẽ đám đông phía trước ra, bước lên phía trước, hô to:
- Chớ giết nhầm người vô tội! Hung thủ giết người là ta!
Đám dân chúng vây lại xem, thấy có người đẩy mình ra thì tỏ vẻ khó chịu, chợt nghe những điều Mã Kiều vừa nói thì không khỏi kinh hãi, lập tức rẽ sang hai bên nhường đường cho hắn tiến lên trước.
Hai công nhân cầm đao ngăn hắn lại. Mã Kiều chỉ vào Ngô Quảng Đức trên hình đài, hô to:
- Thả gã xuống, ta mới chính là hung thủ. Người là do Mã Kiều ta giết, không liên quan gì đến Ngô Quảng Đức cả.
Trên Giam hình đài, Đường Túng đứng bật dậy, mặt biến sắc, nói:
- Hắn đang nói gì vậy?
***
- Đại thúc, đại nương, ta đi đây, sự khoản đãi của hai vị mấy ngày qua thực khiến ta vô cùng cảm kích.
Dương Phàm đi được mấy bước thì dừng lại, quay người chắp tay bái biệt nhà người miền núi mà hắn đã ở trong suốt mấy ngày qua.
Người miền núi giản dị lại rất hiếu khách, thứ gì trong nhà cũng là kiếm được từ trên núi, hái được nắm rau dại hay bắt được con thỏ hoang, con chim hoang họ đều mang ra đãi khách. Nhận được món tiền lớn như vậy từ Dương Phàm, họ lại cảm thấy rất áy náy. Hôm nay Dương Phàm đi rồi, cả nhà họ đều ra tận cửa tiễn.
- Đại huynh đệ, con thỏ xông khói này ngươi cầm lấy mà ăn đường.
Nữ chủ nhân là một phụ nữ mặc bộ quần áo vải màu mận, đầu cài trâm, bà có khuôn mặt tròn và dáng người đẫy đà phúc hậu. Bà kiên quyết nhét con thỏ vào tay Dương Phàm khiến hắn cũng chẳng cách nào từ chối, bèn bỏ con thỏ vào trong bao ngựa, chắp tay bái biệt với họ rồi nắm cương ngựa hướng về phía chân núi.
Bờ môi của lão nông thật thà chất phác khẽ mấp máy như định nói điều gì rồi lại thôi, cuối cùng chỉ cười cười, phất tay với hắn. Con chó vàng dưới gối sủa lên hai tiếng như thay lời từ biệt.
Trong rừng cây xanh rậm um tùm có một con đường mòn rộng hơn một thước, hai bên cây cối rậm rạp, điểm xuyết thêm những màu vàng vàng đỏ đỏ của có những loại quả không rõ tên, to như hạt đậu.
Núi xa xanh ngắt, quay đầu nhìn lại, căn nhà của hộ nông dân miền núi kia chỉ còn lại bóng dáng thấp thoáng sau những bụi cây, tạo cho con người ta cái cảm giác yên tĩnh đến lạ thường.
Dương Phàm khẽ thở dài một cái, bất luận là biển Nam Dương hay núi Vương Ốc đều khiến cho hắn có cảm giác thư thái an nhàn. Hắn thích cuộc sống bình yên tự tại như vậy. Nhưng con người sống ở trên đời đâu thể lựa chọn cuộc sống theo ý thích của bản thân. Và hắn sẽ phải tiếp tục dấn thân vào gió tanh mưa máu kia...
Đột nhiên, Dương Phàm cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ cuộc sống tự nhiên tự tại của Thái sư phụ khi người còn sống.
Dương Phàm không về thẳng Lạc Dương mà tới một thị trấn ở gần đó bán ngựa, xử lí tất cả những gì khả nghi trên người rồi thuê một con la để trở về thành Lạc Dương.
Khi Dương Phàm trở lại phường Tu Văn thì mới vừa qua chính Ngọ. Vừa bước vào cổng phường hắn đã cảm thấy bầu không khí trong phường hôm nay có gì đó không bình thường. Người qua lại không nhiều như mọi ngày, vẻ mặt ai nấy đều có vẻ gì đó rất kì lạ, trên phố thỉnh thoảng bắt gặp một đám người đang xúm vào một góc bàn tán gì đó, chốc chốc lại lắc đầu thở dài.
Dương Phàm thấy vậy thì trong lòng bắt đầu nảy sinh nỗi nghi ngờ.