- Trang chủ
- Top truyện
- Thể loại
- Truyện đã lưu
- Thêm truyện
Hiện tại Admin đang bán một số mẫu nước hoa để có thêm kinh phí phát triển Website, hy vọng được các bạn ủng hộ mua hàng TẠI ĐÂY. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xin cảm ơn rất nhiều!
Vì những kẻ phản loạn là Lã Bất Vi và Lao ái đều là người của sáu nước, lại thêm chuyện đào kênh Trịnh Quốc vốn là kế phá Tần của người Hàn, đồng thời Doanh Chính cũng lo lắng người của sáu nước tiếp tục phao tin đồn nhảm cho nên đã hạ lệnh đuổi khách, khiến cho khách khanh của sáu nước phía đông ai nấy đều cảm thấy nguy ngập cho bản thân mình.
Lý Tư biết mình quả thật đã biết quá nhiều chuyện không nên biết, lại hiểu rõ mong muốn thống nhất thiên hạ của Doanh Chính, cho nên liều chết dâng biểu can gián.
Viết rằng.
"Thần nghe lệnh đuổi khách của đại vương quả thật là sai lầm! Năm xưa Mục công cầu sĩ, phía tây thì lấy được Du Vu Dung, phía đông thì có Bách Lý Hồ, Thúc Vu Tống, Công Tôn Chi, những người này đều không phải là người nước Tần, mà Tần Mục công vẫn dùng họ, nhờ đó đã lấy được hai mươi nước làm bá chủ miền tây."
Tần Thiếu Công dùng Thương ưởng biến pháp, thay phong đổi tục, dân tình thịnh vượng, nước được giàu mạnh, trăm họ yên vui, chư hầu thần phục, lấy được đất của Sở, Ngụy ra đến ngàn dặm, nhờ đó cho đến nay nước Tần vẫn còn hùng cường.
Huệ vương dùng kế của Trương Nghi lấy được đất của Tam Xuyên, phía tây thì gộp thâu được Ba Thục, phía bắc thì lên đến Thượng Quận, phía nam lấy được Hán Trung, trong đó có Cửu Di, Yên Dĩnh, phía đông thì chiếm cứ Thành Khâu khiến cho người trong sáu nước đều phải phục tùng, công ấy đến nay vẫn còn ghi.
Chiêu Vương được Phạm Tuy, bỏ Tương Hầu, đuổi Hoa Dương, lấy dần đất của các nước chư hầu, khiến cho Tần trở thành đế nghiệp.
Bốn vua ấy đều dựng được nghiệp lớn nhờ công của các khách khanh. Từ đó mà thấy khách khanh nào có phụ Tần đâu.
Giả sử không dùng khách khanh thì sẽ khiến cho nước không còn giàu mạnh."
Bức thư trần tình khẳng khái của Lý Tư không những đã thể hiện lòng trung tuyệt đối với Doanh Chính mà còn đưa ra những sự thực lịch sử để chứng minh. Rốt cuộc đã khiến Doanh Chính thu hồi lại lệnh đuổi khách.
Còn người bạn cũ Hàn Phi của Kỷ Yên Nhiên và hạng Thiếu Long lúc này được Doanh Chính mời vào nước Tần.
Sau đó y rốt cuộc lòng vẫn nhớ đến nước cũ, cứ nói tốt cho Hàn, mà miệng lưỡi lại không lanh lợi, nên không được Doanh Chính ưa thích.
Sau đó lại đắc tội với Diêu Cồ và Lý Tư, lại thêm hai người này đố kị với tài hoa của y nên đã bị hạ độc chết ở trong ngục.
Doanh Chính quét sạch Lã Bất Vi và Lao ái xong thu lại đại quyền trong nước Tần, tiếp tục mở rộng đại nghiệp chinh phục sáu nước. Lúc này sáu nước đã không còn sức chống Tần nữa.
Nhưng sau khi liên kết trở lại, sau sáu năm Doanh Chính kế vị, tam Tấn và người Sở đã đánh bại người Tần. Nhưng Hàn Sấm thì không may chết trong trận này.
Ðiền Ðan vì mất đi sự ủng hộ của Lã Bất Vi, cho nên thất thế, nước Tề từ đó không còn nhân tài nữa.
Doanh Chính rút kinh nghiệm, được Lý Tư và úy Liêu hiến kế, khéo dùng thủ đoạn ly gián, phân hóa, đột phá vào sáu nước.
Năm thứ mười bốn đời Tần vương Doanh Chính, Hàn vương An đầu tiên khuất phục nước Tần. Năm sau quân Tần đánh vào Tân Trịnh, diệt nước Hàn.
Hoàn Xỉ lúc này đã trở thành thượng tướng quân, không may gặp phải Lý Mục, bị y đánh bại ở Hợp Phì, không còn mặt mũi nào gặp Doanh Chính, trốn đến nước Yên.
Cuối cùng đến lúc Vương Tiễn và Lý Mục gặp nhau trên sa trường. Vương Tiễn và Dương Ðoan Hòa cầm quân đánh thẳng vào nước Triệu, Lý Mục nghênh chiến ở ngoài thành Hàm Ðan, khi hai bên đang giằng co với nhau, nào ngờ Quách Khai bị Lý Tư dùng kế phản gián, xúi giục Triệu vương đổi tướng, Lý Mục không chịu nghe theo, kết quả bị Triệu vương xử tử.
Cây đại thụ đã ngã, nước Triệu không còn tướng nào có thể chống được Vương Tiễn, bị quân Tần đánh cho tan tành.
Năm thứ mười chín đời Tần vương Chính, thái tử Ðan sai Kinh Kha vào nước Tần hành thích Doanh Chính sự việc thất bại chết ngay tại trận.
Doanh Chính lấy đó làm cớ, phái Vương Tiễn đánh Yên, đại phá quân Yên ở bờ tây sông Dịch Thủy, năm sau thì đánh thẳng vào kinh đô của người Yên, giết chết thái tử Ðan.
Con trai của Vương Tiễn là Vương Bôn cũng chiếm được hơn mười thành của người Sở. Năm sau thì y lại đại triển thần oai, vượt sông đánh vào Ðại Lương, nước Ngụy mất.
Năm thứ hai mươi ba Vương Tiễn đánh Sở, đại phá quân Sở ở Bình Dư. Ðến năm tiếp theo thì cùng Mông Võ đánh đến Thọ Xuân, vua Sở và Lý Viên đều bị bắt làm tù binh, Lý Yên Yên uống thuốc độc mà chết, nước Sở mất.
Năm thứ hai mươi sáu thời Tần vương Chính, Vương Bôn đánh vào Lâm Tri, Tề vương Ðiền Kiện đầu hàng. Nguồn: http://truyenfull.vn
Ðến lúc này sáu nước phía đông đều thuộc về Tần. Doanh Chính nhớ lại ba chữ Thủy Hoàng đế mà Hạng Thiếu Long đã nói, vì thế lệnh cho quần thần xem thử tên này có hợp với thân phận thống nhất sáu nước của y hay không.
Mọi người đương nhiên đồng thanh kêu hay.
Vì thế Doanh Chính tự Xưng mình là Thủy Hoàng đế. Phế bỏ chế độ phong chư hầu, chia thiên hạ ra làm ba mươi sáu quận, thu hết binh khí trong thiên hạ, đúc thành mười hai tượng người bằng kim loại, thống nhất chế độ cân đo, đặt ra chế độ tiền tệ, thống nhất kích thước của trục xe trong cả nước, dùng chung một loại chữ, tập trung mười hai vạn hộ giàu có về Hàm Dương.
Xác lập nên một nước Trung Quốc rộng lớn.
Khi Doanh Chính trở thành Tần Thủy Hoàng đế, tòa Hoài Thanh đài hùng vĩ cũng được xây dựng. Muôn dân đều tưởng rằng vua của họ nhớ đến quả phụ Thanh mà dựng lên. Chỉ có vài người như Lý Tư, Vương Tiễn mới biết Doanh Chính thật sự là vì nhớ đến hạng Thiếu Long mà xây nên Hoài Thanh đài này.