- Trang chủ
- Top truyện
- Thể loại
- Truyện đã lưu
- Thêm truyện
Hiện tại Admin đang bán một số mẫu nước hoa để có thêm kinh phí phát triển Website, hy vọng được các bạn ủng hộ mua hàng TẠI ĐÂY. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ. Xin cảm ơn rất nhiều!
Tin Thuận Trị hoàng đế xuất gia đầu Phật ở Ngũ Đài sơn truyền tới tai Thái hậu.
Bà hối hận quá.
Bà không ngờ việc đuổi Đổng Ngạc Phi lại gây ra cảnh xuất gia đầu Phật của con bà.
Biết vậy nhưng không còn cách nào hơn, nhất là chuyện này lại cần phải giữ kín, bà chỉ còn lấy cớ lễ Phật đem theo Khang Hi hoàng đế tuần hành núi Ngũ Đài sơn để tìm kiếm.
Hoàng thái hậu lên tới nơi, bèn lén tới chùa Thanh Lương, không để lộ hành tung cho một ai biết, nhưng bà chỉ thấy có một nhà sư ghẻ chốc đầy mình, vừa điếc lại vừa mù, hỏi chuyện thì mười câu đến chín chẳng nghe rõ.
Bà không còn biết làm sao, đành đứng trước cửa chùa gạt lệ trở về.
Qua năm sau Thái hậu lại quay lên Ngũ Đài sơn lần nữa.
Nhưng lần này bà chỉ thấy sơn môn nhà chùa đổ nát quá nửa, nhà sư ghẻ chốc cũng chẳng còn.
Bà bèn hạ chỉ trùng tu chùa Thanh Lương coi như ngôi chùa của bà.
Về sau, vì tuổi cao sức yếu, đi lại không dễ dàng như trước nên bà cũng chẳng tới Ngũ Đài sơn nữa.
Tuy nhiên lòng bà luôn hướng về phía Tây mà nhớ nhung, hối tiếc âm thầm đau khổ một mình trong thâm cung suốt cuộc đời tàn.
Ngày tháng thoi đưa, Khang Hi hoàng đế dần dần lớn lên.
Ngài quả là một nhân vật khôi ngô cường tráng.
Vào thời Thuận Trị, Mãn quân đã lần lượt đánh bại Minh tướng Sử Kha Pháp, tiêu diệt bọn con cháu nhà Minh là Phúc Minh hương, Lộ Vương, lại đuổi chạy Vĩnh Minh Vương, đập tan quân của Trịnh Thành Công, thu phục hải đảo Đài Loan.
Về sau bọn Bình Tây vương Ngô Tam Quế, Bình nam vương Thiện Chi Tín Thanh, Nam vương Canh Tinh Trung làm phản, Bát Kỳ binh mã cũng đánh cho tan luôn.
Bởi vậy, đến thời Khang Hi, quốc nội hết sức thái bình.
Lúc đó, Thái hậu mời cho nhà vua hai vị sự phó: một vị người tỉnh Hà Nam, tên gọi Thanh Bàn, còn một vị tên Nguỵ Duệ Giới.
Hai vị học sĩ này ngày ngày giảng giải kinh sư cho nhà vua ở Doanh đài.
Thái hậu còn mời cả Thi giảng học sĩ Cao Sĩ Kỳ để giảng giải về Tống học.
Khang Hi hoàng đế là người hiếu học, ngày ngày giảng luận với các vị học sĩ không biết mệt.
Khi về cung ngài lại còn giảng lại cho bọn cung nhân nghe.
Bọn này nghe mà chẳng hiểu rõ được ý nghĩa cao diệu, nhưng may được bà thái công chúa chỉ dẫn thêm cho nên họ cũng dần dần hiểu biết thêm ra.
Bà thái công chúa là ai vậy? Bà này chính là cô con gái nhỏ tuổi nhất của Thái Tông hoàng đế, em ruột của Thế Tông hoàng đế (Thuận Trị) và cũng là cô ruột của Khang Hi hoang đế.
Chỉ vì bà quá đẹp, tuổi lại nhó, chỉ hơn Khang Hi có sáu tuổi, nên Thái hậu không muốn cho bà ra khỏi cung.
Mãi tới năm hai mươi hai tuổi mà bà vẫn chưa từng kén phò mã.
Khang Hi hoàng đế đối với bà cô này lại rất thân.
Ngay từ lúc còn nhỏ, hai cô cháu đã từng ôm nhau nằm ngủ chung một giường.
Nhũ mẫu, bảo mấu, cung nữ, kẻ hầu người hạ chung quanh nhưng ngài chẳng để ý tới ai, chẳng cần đến ai.
Mỗi khi tiến cung ngài bèn tìm ngay cô ruột để vui đùa với nhau, đến khi đi học ngài nghe giảng ở thư phòng xong trở về cung thì cũng lại tìm ngay bà cô này để giảng lại.
Bà thái công chúa này bụng vốn đầy ắp thi thư.
Hai cô cháu thường ngày đàm luận sách vở với nhau, không bao giờ tỏ vẻ mệt mỏi.
Nhân đó, Khang Hi hoàng đế cùng bà thái công chúa này giao tình càng ngày càng thâm hậu.
Những lúc vắng người họ thường hay dốc bầu tâm sự cho nhau nghe.
Thành thử tuy phận là cô cháu nhưng cả hai hình như quên đi cả luân lý lễ nghi.
Rồi đến khi Khang Hi hoàng đế lên mười bảy tuổi ngài cũng cùng cô ruột bầu bạn bên nhau, nhiều lúc đã thấy bộc lộ một cách rõ rệt tình yêu trai gái giữa đôi người.
Thái hậu công chúa lúc đó hai mươi hai tuổi thì Khang Hi hoàng đế đã mười bảy.
Tuổi đó chính là tuổi của người con gái đang độ tưởng mơ tình dục.
Chẳng ngờ Khang Hi hoàng đế chăm đọc sách quá đó bỗng sinh bệnh thổ huyết.
Thái hoàng Thái hậu được tin lấy làm lo buồn hết sức.
Bà liền sai mời ngự y tới điều trị.
Viện ngự y khuyên nên tĩnh tâm điều dưỡng.
Thái hoàng Thái hậu ý muốn nhà vua về cung Ninh Thọ để tự mình săn sóc cho cháu nhưng bà Thái hậu Đổng Giai lại muốn mang ngài về cung để thuốc thang chạy chữa cho con.
Khang Hi hoàng đế chẳng nghe theo lời bà mà cũng không nghe theo lời mẹ.
Ngài cứ ở lại cung Vĩnh Lạc, ý muốn duy nhất là cô ruột thái công chúa bầu bạn bên mình.
Khang Hi còn cấm luôn cả bọn cung nữ, bảo mẫu không được tự tiện vào phòng, bà Thái hoàng thái hậu cho nhà vua nhỏ tuổi còn tính trẻ con nên cũng không ép.
Thái công chúa suốt ngày quanh quấn bên giường bệnh.
Vua tôi cô cháu kề đùi sát vế, trò chuyện tình tứ cùng nhau.
Khang Hi lúc đó con trai đang sức, trông lại có vẻ bảnh bao khêu gợi.
Thành thử, lâu ngày sống bên nhau hai người thân mật rồi một buổi đẹp trời, cùng nhau du dương vào cảnh mộng…
Khang Hi hoàng đế hôm đó được thoả thuê nguyện vọng, bệnh của ngài tự nhiên biến mất.
Đó là về phía con trai chứ về phía con gái lại khác.
Thái công chúa có tật giật mình, trong lòng có vẻ lo sợ, bèn đem chuyện tò tí của mình kể thầm với mẹ.
Bà Thái hoàng thái hậu nghe xong, giật mình đánh thót.
Bà vội cho gọi hoàng đế tới trách.
Không ngờ Khang Hi hoàng đế, trẻ tuổi hay bạt mạng, định ý phong cho cô ruột làm phi nữ.
Ngài bảo với bà nội là nếu không theo lời, ngài chẳng thèm làm hoàng đế nữa.
Thái hoàng thái hậu sợ chuyện xảy ra to, đành phải lặng thinh chiều ý, mặc kệ ngài làm sao thì làm.
Về sau khi bà nội mất rồi, Khang Hi hoàng đế bèn hạ một đạo chỉ dụ phong ngay cô ruột làm Thục phi.
Khắp triều văn võ thấy thế ai cũng đêu lấy làm quái lạ.
Do đó, mới có chuyện một vị quan ngự sử dâng sớ khuyên ngài thu hồi thánh chỉ đem công chúa kén phò mã.
Khang Hi hoàng đế xem sớ xong tức giận đến lòi cả con ngươi ra.
Ngài nghiến răng nói:
- Cô mẫu đã chẳng phải mẹ của trẫm lại chẳng phải con gái của trẫm, cũng không phải là anh chị em ruột thịt gì của trẫm.
Nay phong làm phi tử, để bà khỏi phải xuất cung chịu cảnh khổ cực, có gì mà chẳng được?
Thế rồi từ đỏ, ngài chẳng cần kiêng dè gì nữa, tha hồ phóng túng bạt mạng.
Ngài chọn trong đám cung nữ có cô nào đẹp là bày trò mây mưa.
Bắt gặp bất cứ cô nào ngài cũng làm hết khỏi nói chuyện xấu hổ mắc cỡ.
Cô nào đã bị "sủng hạnh" qua rồi thì tức khắc được phong làm phi tử.
Người ta kể không đầy một năm mà số phi tử trong cung đã lên tới bốn mười sáu bà.
Đại thần hay tiểu thần có khuyên can ngài bất chấp.
Lúc đó, có một tên thái giám tên gọi Tiểu Như Ý tính tình hết sức khôn khéo giảo hoạt.
Hắn ra ngoài phố kiếm mua khá nhiều loại dâm thư ngầm đưa vào cung dâng cho ngài.
Bình nhật ngài chỉ nghe Thi Độc học sĩ giảng giải nào kinh, nào sử, chưa từng được xem những loại sách thú vị này, cho nên ngài lấy làm khoái, bỏ cả kinh sử, chỉ vùi đầu vào việc nghiên cứu loại sách này đến hết ngày, sáng đêm.
Ngài mê đến nỗi cơm chẳng thiết ăn, đêm chẳng thiết ngủ.
Rồi cao hứng, ngài đem bọn phi tử đông đảo kia ra chiếu phép tắc trong sách mà thực hành để thí nghiệm.
Một hôm, hoàng đế ngồi chơi trên phiến đá nơi hòn non bộ trong hồ xem sách.
Tên thái giám Tiểu Như Ý đứng hầu bên cạnh.
Bỗng một con cung nữ từ xa đi tới.
Ngài ngẩng lên, nhìn thấy.
Ngài bỗng nảy một ý lạ.
Thế rồi ngài đứng dậy len lén chui vào một cái hang trong chiếc giả sơn… Ngài dặn Tiểu Như Ý cứ làm như vậy như vậy… Khi con cung nữ vừa bước tới nơi, Tiểu Như Ý liền nhào ra, rồi chẳng nói chẳng rằng, hắn đưa tay túm chặt lấy đấy vào trong hang Con cung nữ hoảng sợ kêu la inh ỏi, giãy giụa hòng thoát nhưng một cánh tay nào đó đã ôm ghì lấy toàn thân, hết kế trốn chạy.
Một lát sau, người ta chỉ còn nghe văng vẳng tiếng rên rỉ lẫn tiếng khóc từ trong hang vọng ra mà thôi.
Con cung nữ đã bị hoàng đế cho ăn xong hối hối hả hả chạy vụt ra ngoài không dám ngoảnh cổ lại nữa.
Một con cung nữ khác tới, Tiểu Như Ý lại theo dùng sách cũ mà hành sự giúp nhà vua.
Tinh ra hôm đó hoàng đế nhà ta đã ngự đến bốn con cung nữ.
Ngài cảm thấy sướng khoái đến phát điên.
Tiểu Như Ý lại còn phỉnh nịnh Khang Hi hoàng đế bằng cách mô tả bọn Hán nữ con gái Tàu, nõn nường như thế nào, mềm mại hấp đẫn ra sao.
Thôi thì đủ thứ kỳ lạ diễn ra.
Hoàng đế nghe xong liền ghi nhớ như sách trong lòng nguyện với mình rằng thế nào cũng phải tim ra để thưởng thức cho bằng được.
Có lấn Khang Hi hoàng đế nghe nói trong nhà văn hoạ đại học sĩ Trương Anh và thượng thư Diêu Giang có khá nhiều gái đẹp.
Trương và Diêu vốn sui gia với nhau.
Mỗi người lấy bảy, tám bà phu nhân, bà nào cũng nõn nà khêu gợi mũm mĩm tình tứ.
Vùng Bắc Kinh, có người đã phải nối hứng đặt vè:
Nếu nói gái đẹp.
Phải kể Diêu, Trương.
Mày có nàng Dương (quý phi).
Tao có nàng Tây (Tây Thi).
Hễ thấy là say.
Hồn bay muôn dặm.
Tiểu Như Ý học thuộc bài rồi về cung kể lại cho Khang Hi hoàng đế nghe.
Thế là từ đó ngài đâm ra mơ tưởng bọn gái đẹp của hai nhà đến nỗi đêm quên ngủ ngày quên ăn.
Nói đẹp thì phải kể cô tiểu thơ thứ tư của Diêu Giang mới là tuyệt Biết vậy, Trương Anh tới cầu hôn cho con trai thứ hai của mình.
Nhị công tử họ Trương lúc đó làm quan đã tới chức Kinh khanh.
Lấy được con gái họ Diêu, anh chàng nhị công tử này hí hửng như bắt được vàng.
Thôi thì hương, thôi thì hoa, ngày nào cũng như ngày nấy, nhị công tử cung phụng người đẹp thật là muôn phần chu đáo.
Chàng và nàng tha thiết quyến luyến nhau, một bước cũng không rời, cả ngày chỉ ở quanh quẩn trong phòng.
Có lần, hôm đó là ngày vạn thọ của bà hoàng Thái hậu.
Một đạo thượng dụ ban xuống trước đó mấy bữa buộc các bà mệnh phụ của bọn Hán quan đều phải theo người Mãn nhất loạt vào cung chúc thọ.
Thế là đám phụ nữ của hai nhà Diêu, Trương vốn thích xem phong cảnh nơi cung đình, cho rằng chồng mình cũng làm quan tại triều, bèn chiếu theo phẩm trật ăn mặc đàng hoàng rồi vào cung chúc thọ.
Hai cô nàng dâu của Trương học sĩ cũng có mặt trong đám đó.
Khi đoàn người vào cung, theo từng ban chúc thọ xong thì Thái hậu truyền dụ ban yến ngay tại nội đình, tiệc xong.
lại được qua vườn thượng uyển du ngoạn.
Thật là một ngày vui hiếm có! Suốt từ sáng tới lúc lên đèn mọi người mới nhất tề lui ra khỏi cung rồi lên kiệu về nhà.
Nhóm đàn bà họ Trương đều nghỉ trên chiếc kiệu sáu người khiêng.
Khi về tới nhà, mọi người xuống kiệu, xem lại mới biết thiếu mất Nhị thiếu thái thái, vợ chàng nhị công tử mà lại thừa hẳn ra một cô gái lạ nào đó.
Đệ tứ tiểu thơ của nhà họ Diêu bỗng không cánh mà bay? Hỏi tới cô gái lạ kia, thì nàng chẳng hiểu đầu đuôi ra sao cả! Ông quan Kinh khanh được tin chạy tới xem, mới biết em vợ cưng của mình đã bị tráo đổi từ trong cung mất rồi.
Tình cảnh đó, thử hỏi ông quan trẻ này làm sao mà chẳng giận, ông bèn quát hỏi cô gái kia om sòm.
Trương học sĩ hay chuyện vội chạy tới ngăn con rồi bảo:
- Con chớ có làm om lên! Trong cung mà biết được thì cả nhà này chết sạch đó con ạ?
Ông quan con nghe ông quan bố cảnh cáo hoảng hồn bạt vía, đành câm mồm nuốt giận, lượm đỡ cô gái lạ kia vào trong cho đỡ thiệt.
Ít hôm sau người ta thấy hoàng Thái hậu hạ một đạo ý chỉ mà đám mệnh phụ của bọn Hán quan triều đình đọc ý chỉ này chẳng hiểu sao cả, duy chỉ có cha con Trương học sĩ hiểu rõ tự sự nhưng trong lòng chua chát khôn tả nên lời.
Từ khi Khang Hi hoàng đế được thưởng thức cái suối mát của gái Hán rồi thì cái đám tỳ nữ kia (gái Mãn) coi như đồ bỏ đối với ngài.
Chẳng được bao lâu, ngài lại cảm thấy buồn chán cảnh cung đình.
Ngài bàn tính với tên thái giám Tiểu Như Ý tìm cách cho ngài đi lén ra ngoài cung du ngoạn.
Lúc đầu tên Tiểu Như Ý không dám phụng chi.
Nhưng Khang Hi hoàng đế vốn tính ương ngạnh muốn sao là phải được vậy Tiểu Như Ý chẳng vâng chỉ cũng chẳng được nào!
Thế là vua tôi thay đồi quần áo, cải trang thành đôi chủ tớ lẳng lặng lén ra khỏi cung, đi hết đường này đến phố kia để du ngoạn.
Hoàng đế bị nhốt trong cung cấm đã mười mấy năm, buồn chán vô vị, nay được chạy nhảy tung tăng giữa kinh thành như con chim số lồng, con cá sút câu, tưỏng không còn gì sướng khoái cho bằng.
Ngài đi khắp nơi, khi thi vào quán cơm nhậu nhẹt, khi thi vào tố quỉ tìm hoa.
Mỗi lần dạo chơi như vậy cứ tới tối mới rút về cung.
Không ngờ chỉ được mấy bận, bỗng một chuyện khá thú vị xảy ra.
Số là hôm đó, Khang Hi hoàng đế cùng Tiểu Nhi Y đang lững thững bước trên con đường Lư Mã Đại bỗng thấy một chiếc xe lừa từ phía trước mặt chạy tới, trong xe có một người đàn bà rất xinh đẹp.
Hoàng đế bất giác ngây người đứng ngắm đến nổi bánh xe suýt chạm vào người mà ngài vẫn không hay biết.
Người đàn bà trong xe đôi mắt lóng lánh như mặt nước hồ thuỷ nhìn thấy mặt hoàng đế thộn ra như anh ngốc, bất giác cười lên khanh khách.
Cái cười giòn dã ấy của nàng lại càng làm cho nhà vua mặt đã thộn lại càng thộn thêm.
Chiếc xe lừa lướt qua rồi tiến ra phía trước.
Khang Hi hoàng đế vội đuổi theo sau.
Chiếc xe chạy một lát tới cửa Tây Trực môn, trước một căn nhà thì đỗ lại.
Hoàng đế cũng đuổi tới kịp nhưng mồ hôi nhễ nhại miệng thở hổn hển.
Ngài đã biết nơi ở của người đẹp.
Ngài chỉ còn việc bảo Tiểu Như Ý tìm kế sách nào để đem cho kỳ được người đẹp vào cung ngay đêm đó cho ngài.
Ngài lững thững trở về cung đợi chờ….