Đêm hôm đó Hứa Lập về đến căn nhà rộng chưa đầy 50 mét vuông của gia đình mình.

- Mẹ, con đã về.

Hứa Kiếp gọi to rồi đẩy cửa đi vào. Hứa Lập vội vàng về nhà nên đi đường không kịp ăn tối, về nhà đúng bữa tối, hắn vừa vào nhà đã nói:

-Con sắp chết đói rồi, ba còn cơm không? Cho con ăn với.

- Cơm còn nhưng chờ một lát ba làm mấy quả trứng gà rồi con hãy ăn.

Ba Hứa Lập thấy con trở về cũng ngẩn người sau đó qua phòng bếp làm thức ăn cho con.

- Con à, lần này là con tốt nghiệp rồi sao? Về sao không gọi điện thoại báo cho nhà một tiếng, ba cũng nấu cho con một bữa ăn ngon.

- Mẹ, con tốt nghiệp rồi, hơn nữa con không có ý định đi đâu nữa.

Hứa Lập nói xong vứt hành lý xuống giường rồi ngồi ở bàn ăn thì mắt ửng đỏ vì trên bàn ăn chỉ có rau cỏ với một chén tương, đây là bữa tối của ba mẹ sao?

Từ năm 98 tới nay, lần nào được nghỉ Hứa Lập cũng về thăm ba mẹ nhưng vì lý tưởng của mình lên đều vội về rồi vội đi, có khi không ở nhà một đêm. Hắn cũng không nói với ba mẹ giờ mình là người giàu có, Hứa Lập không phải không tin ba mẹ mà chỉ sợ họ kinh hãi. Hơn nữa Hứa Lập muốn sau khi tốt nghiệp về nhà rồi thi vào nhà nước.

Tuy hàng năm quốc gia đều tuyển công chức, ngay tại bắc Kinh cũng chiêu mộ một trăm người nhưng Hứa Lập muốn về quê làm việc. Đây không phải là Hứa Lập cạnh tranh với người khác không được mà vì ở thành phố lớn thì cái mất lớn hơn cái được. Tại thành phố cơ hội lên chức mặc dù nhiều, tốc độ mặc dù nhanh (ví dụ như nếu ở lại Bắc Kinh thì e rằng chỉ trong vòng một năm sẽ làm đến cấp phó phòng) nhưng lại cạnh tranh lịch liệt, tranh đấu càng phức tạp.

Hứa Lập chỉ là một sinh viên mới ra trường không căn cơ, tuy có chút tiền nhưng ở cấp trung ương và tỉnh chỉ sợ không phải là vấn đề tiền Một khi không cẩn thận rơi vào vòng tranh đấu sợ rằng chưa kịp loại người nào thì đã bị giáng xuống, nhẹ thì mất chức mà nặng thì đi tù mấy năm như chơi. Về quê sẽ yên tâm hơn, dù sao đây cũng là huyện nhỏ, con người sống rất chân thành không phức tạp như thành phố lớn. Ba mẹ Hứa Lập tuy là công chức bình thường nhưng sinh sống ở đây cũng hơn nửa đời, người chơi thân rồi bạn hữu cũng có rất nhiều nên có cơ hội chiếu cố một chút. Mặ khác, tiền ở nơi đây có thể mang lại tác dụng lớn đối với việc lên chức.

Đó là nguyên nhân chính nên Hứa Lập mới không nói cho ba mẹ biết tình huống thật của mình. Hắn chỉ sợ ba mẹ biết là con mình có nhiều tiền sẽ không cho ra ngoài, bắt mình ở quê an nhàn như kẻ ngốc sao? Như thế thì lý tưởng của mình sao có thể thực hiện được.

Chẳng qua Hứa Lập có nói năm 98 khi nhập trường thì mình cùng các bạn học cùng nhau mở một của hàng nhỏ kinh doanh để kiếm một khoản đóng học phí rồi tiền sinh hoạt hàng tháng vì thế không cần ba mẹ phải chu cấp. Hứa Lập nghĩ rằng ba mẹ mình đều là công chức nếu không chu cấp cho mình thì trong nhà có điều kiện tốt hơn. Nhưng hắn lại đánh giá thấp tình yêu thương của ba mẹ đối với con cái. Họ thà ăn uống kham khổ nhưng nhất định phải để con cái có cuộc sống tốt nhất.

- Mẹ, mẹ và ba ngày nào cũng ăn như này sao? Con đã bảo là ba mẹ ở nhà đừng chịu khổ sao lại không nghe con. Nay con tốt nghiệp đại học, đường đường là sinh viên Bắc Kinh lại sợ không tìm được việc sao? Còn sợ gì không có tiền?

- Không có, hôm nay bố muốn ăn đơn giản chứ thức ăn ngon sáng mẹ làm cho ba ăn ở trong. Mẹ thích ăn rau xanh, rau đều là do bố con trồng sau vườn, rau không có hóa chất. người khác muốn ăn còn không ăn được đó.

Mẹ Hứa Lập giải thích.

- Mẹ, nghe con nói.

Hứa Lập thấy mình cần phải lộ ra một chút với bố mẹ, nếu không ba mẹ chứ như thế này sao có thể yên tâm.

- Không phải hơn hai năm trước con nói với mẹ rồi sao, con cùng bạn học mở một cửa hàng nhỏ đó.Kỳ thật con cùng bạn mở công ty máy tính, công ty làm ăn sinh lời mỗi năm cũng được một triệu, con chỉ được chia cổ tức mà cũng được hơn trăm nghìn đủ chi tiêu. Ba mẹ đừng tự làm khổ chính mình được không?

- Con, con nói gì? Một năm chia được hơn trăm nghìn? Thật sao?

Ba mẹ Hứa Lập công tác hơn nửa đời người mà mỗi tháng tiền lương được một nghìn, hai người mỗi năm cũng chỉ có ba mươi nghìn. bọn họ không nghĩ con mình còn chưa tốt nghiệp đại học mà hàng năm lại có hơn trăm nghìn. Điều này mẹ Hứa Lập nghĩ không ra và có khi không dám nghĩ.

Nhìn vẻ mặt kinh ngạc của mẫu thân, Hứa Lập thầm nghĩ may mà mình không nói cho mẹ biết bây giờ mình còn có nhiều hơn tiền hơn nữa. Nếu mình nói cho mẹ không biết bà sẽ kinh ngạc đến mức nào.

- Thật, còn thật hơn cả vàng.

- Con mới nói là không đi nữa? Vậy công ty làm sao giờ?

Hứa mẫu do dự nói.

Hứa Lập hiểu ý của mẹ, một mặt là thấy con sau bốn năm đại học mới có thời gian ở lại nhà lâu, bà không muốn con lại đi. Mặt khác bà lại lo lắng công ty ở Bắc kinh một năm có hơn trăm nghìn, số tiền đó có thể hơn rất nhiều lương ba mẹ Hứa Lập, bà không thể vì muốn con ở lại bên mình mà làm hỏng sự nghiệp của con.

- Mẹ yên tâm đi, công ty ở Bắc Kinh con đã giao cho bạn học quản lý, con không cần đến công ty, mỗi năm con lấy phần công ty chia cho là được. Chỉ cần công ty còn tồn tại thì mỗi năm hơn trăm nghìn sẽ vào túi, họ sẽ gửi tới tài khoản cho con.

- Vậy..., con yên tâm sao?

Mẹ Hứa có chút lo lắng.

- Mẹ à, con chỉ chiếm 1/10 cổ phần, họ mới là người chiếm phần lớn nên họ không cố ý làm công ty suy sụp. Mới cả đều là bạn học của con, bọn con thân nhau như anh em có gì phải lo lắng. Lần này con trở về là tham gia cuộc thi tuyển công chức, nếu đỗ con sẽ ở bên ba mẹ.

- Được, được, mẹ yên tâm, mẹ yên tâm. Con mẹ đường đường là sinh viên đại học Bắc Kinhlại không trúng được làm công chức chứ? Lúc đó con có thể ở nhà với mẹ.

Hứa Lập có bao nhiêu tiền, Hứa mẫu dù có quan tâm cũng không để trong lòng, Hứa mẫu quan tâm chính là Hứa Lập. Chỉ cần Hứa Lập ở bên mình cho dù Hứa Lập không đậu thì Hứa mẫu cũng cam tâm nuôi con, đúng là trái tim của ba mẹ là thế.

- Ông à nghe không, con mình không những có tiền mà lần này về còn không đi nữa.